Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

“Tai nạn đuối nước”- những điều cần biết

Thứ sáu - 03/05/2019 06:47 1.981 0
Hàng năm, đuối nước lấy đi sinh mạng của hàng nghìn trẻ em Việt Nam, trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em do tai nạn thương tích. Trong thời gian qua, khoa Cấp cứu chống độc - Bệnh viện Nhi Thái Bình đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị đuối nước, đáng lưu ý có những trường hợp nguy kịch vì không được sơ cứu ban đầu hoặc sơ cứu không đúng cách. 
Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Đuối nước dẫn đến tình trạng thiếu oxy não, gây hậu quả bại não hoặc tử vong nếu thiếu oxy kéo dài. Chính vì vậy, thời gian vàng để cứu sống trẻ bị đuối nước chính là lúc sơ cứu trẻ. 

Hiện nay, thực tế ngoài cộng đồng vẫn tồn tại những cách sơ cứu trẻ sai lầm dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc. Tiêu biểu có thể kể đến bao gồm dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, dùng tay ép vào bụng trẻ gây nôn..., khi đó nước, chất bẩn hoặc thức ăn trong dạ dày trào ngược vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở khiến trẻ càng nặng thêm, ngoài ra còn có thể gây thêm các chấn thương nguy hiểm ngoài ý muốn như chấn thương cột sống cổ khiến nạn nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch. Sai lầm tiếp theo là không hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển trẻ đến cơ sở y tế gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống.
images
(Hình ảnh minh họa)
 
Một số bước cơ bản sơ cứu trẻ đuối nước được khuyến cáo hiện nay:
Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không, từ đó có biện pháp sơ cứu cần thiết như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực.

Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước, nên cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối 2 bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt thở trở lại.

Bước 5: Kiểm tra xem nạn nhân có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không, nếu có nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.

Bước 6: Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm trẻ.

Bước 7: Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, trên đường đi người vận chuyển cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra sau ngạt nước. 
Trong quá trình vận chuyển cần tiếp tục các biện pháp sơ cứu nếu cần và đảm bảo ủ ấm cho bệnh nhân.

Tác giả bài viết: Khoa Cấp cứu Chống độc

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay2,294
  • Tháng hiện tại169,269
  • Tổng lượt truy cập8,811,788
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây