Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Cấp cứu ngộ độc các hóa chất bảo vệ thực vật

Thứ ba - 20/08/2019 15:36 9.965 0
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) đã gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam. Các loại hóa chất này ngày càng phong phú về chủng loại, nhiều về số lượng sử dụng, kéo theo một thực tế là hóa chất BVTV “ càng được sử dụng rộng rãi thì càng dễ trở thành nguyên nhân gây ngộ độc”.
Trước tiên, ta cần phải hiểu hóa chất bảo vệ thực vật là gì? Đó là bất kỳ chất hay hỗn hợp chất nào được dùng để phòng ngừa, khống chế và tiêu diệt bất kỳ sâu bọ hay vectơ truyền bệnh nào kể cả nấm...Tên gọi này cũng dùng để chỉ các loại hóa chất dùng để điều hòa sinh trưởng, làm rụng lá, làm khô, làm sai quả, phòng rụng quả, các chất dùng trong bảo quản hóa thực vật. Như vậy hóa chất BVTV có thể là thuốc trừ sâu, trừ nhện và côn trùng gây hại như muỗi, ve, bọ chét; thuốc diệt nấm, diệt chuột và các loài gậm nhấm; thuốc diệt cỏ, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng.
Trong vài tháng gần đây, Bệnh viện Nhi Thái Bình có tiếp nhận một số trường hợp ngộ độc các loại hóa chất BVTV khác nhau, từ thuốc diệt cỏ Paraquat, thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu cho đến cả thuốc diệt muỗi và một số loại không rõ nguồn gốc khác. Nguyên nhân là do cha mẹ chủ quan để hóa chất trong tầm với của trẻ, hoặc tận dụng vỏ chai nước khoáng, chai nước ngọt để đựng hóa chất khiến trẻ nhỏ lầm tưởng nước uống được. Các chuyên gia lưu ý, với những trường hợp uống nhầm hóa chất, nếu sơ cứu không đúng cách hay không phù hợp với hóa chất bị uống nhầm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhi. Do vậy, việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Đặc biệt khi phát hiện trẻ uống nhầm hoá chất cần xử trí cần bình tĩnh, hành động chính xác, tránh hoảng loạn. Người thân nên giữ lại vỏ thuốc, hộp chứa các dung dịch uống phải và mang theo khi đi cấp cứu để các bác sĩ có hướng xử lý phù hợp.
ngo doc

Xử trí khi phát hiện ngộ độc thuốc BVTV.
- Ngộ độc đường hô hấp: đưa ngay bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc, đặt nằm nơi thoáng gió. Nếu trẻ suy hô hấp, ngừng thở thì phải tiến hành thổi ngạt. Cần phải hết sức thận trọng để tránh cho người cấp cứu bị nhiễm độc, nên thay người thổi ngạt sau vài phút.
- Ngộ độc đường da: Cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất, rửa vùng da tiếp xúc độc chất với xà phòng và nước sạch. Gội đầu nếu tóc nhiễm hóa chất độc.
- Ngộ độc đường tiêu hóa: Gây nôn nếu phát hiện sớm và bệnh nhân còn tỉnh, không có nguy cơ sặc vào phổi: cho bệnh nhân uống 1 hơi nhiều nước sau đó dùng tăm bông hoặc tay ngoáy họng gây nôn.
Những bệnh nhân nhiễm độc nặng thường tự nôn. Nếu không tỉnh thì không gây nôn vì nguy cơ sặc vào phổi.
- Nếu có ngừng tuần hoàn ( bệnh nhân hôn mê, ngừng tim – không bắt được mạch, ngừng thở, tiến hành hồi sinh tim phổi: ép tim và thổi ngạt. Duy trì thổi ngạt 2 lần cho đến khi tim đập lại, trẻ tự thở được, kể cả trên xe vận chuyển cấp cứu. 
Nếu bệnh nhân hôn mê để bệnh nhân nằm tư thế an toàn: nằm nghiêng, ngửa cổ tối đa, đầu thấp trong quá trình vận chuyển đến bệnh viện.
Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt, sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu có thể. Chú ý mang theo các tang vật: thức ăn nước uống nghi nhiễm độc, vỏ chai lọ hoặc chất trừ sâu trẻ đã uống hoặc có trong gia đình...để giúp cho việc chẩn đoán nhanh chóng chính xác độc chất.
Phòng tránh ngộ độc hóa chất BVTV.
- Cách hóa chất BVTV cần được để tại những nơi kín đáo, hoặc trong các hộp riêng có khóa. Không để gần các nơi để thức ăn, nước uống. Không dấu thuốc diệt chuột lên mái nhà, mái bếp. Các chai lọ bao bì đựng thuốc BVTV cần có đầy đủ nhãn hiệu, không đựng trong các vỏ chai lọ nước giải khát (ví dụ vỏ chai Lavie).
- Không để bất cứ loại hóa chất BVTV nào trong khu vực trẻ em thường vui chơi qua lại, không để các mồi bả chuột như lạc rang, bỏng ngô, khoai...có tẩm thuốc diệt chuột ở những nơi trẻ có thể nhìn thấy và lấy được.
- Không để trẻ lại gần nơi người lớn đang chuẩn bị các hóa chất trừ sâu, diệt chuột. Nếu đang chuẩn bị thuốc mà có việc khác, cần thu dọn cất thuốc vào nơi quy định đúng cách, an toàn, tránh việc trẻ thấy và lấy ăn nhầm hoặc nghịch chơi.
- Không lạm dụng hóa chất BVTV trong trồng trọt, thu hái đúng thời gian cách ly sau phun thuốc (bình quân 20-25 ngày trở lên).
- Cần để ý các diễn biến tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên, giải quyết các khúc mắc của trẻ, không đánh chửi gây sức ép quá mức cho trẻ trong việc học hành.

Tác giả bài viết: Khoa Cấp cứu chống độc

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay2,498
  • Tháng hiện tại169,473
  • Tổng lượt truy cập8,811,992
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây