Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Cảnh báo lồng ruột muộn ở trẻ

Thứ ba - 25/05/2021 10:49 2.697 0
     Ngày 23/05/2021, Bệnh viện Nhi Thái Bình vừa tiếp nhận 1 trường hợp trẻ nữ 7 tháng tuổi: Nguyễn Thanh T. quê quán xã Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Trẻ vào viện trong tình trạng, sốc giảm thể tích, nôn nhiều, đi ngoài ra máu nhiều lần/ngày.
1
(Hình ánh chụp XQuang ổ bụng)
     Tiếp nhận thông tin ban đầu từ người nhà bệnh nhi: một vài tháng nay bệnh nhân có xuất hiện nhiều nốt bầm tím trên người, bệnh nhân xuất hiện nôn nhiều, đi ngoài ra máu thì người nhà bệnh nhân mới đưa con đến cơ sở y tế để khám bệnh.
     Đến 21h17p ngày 23/05/2021, khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Thái Bình tiếp nhận trẻ. Trẻ đã được các bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm cận lâm sàng và được hội chẩn. Kết quả bệnh nhân có tình trạng thiếu máu, siêu âm ổ bụng xuất hiện ở vùng hạ sườn trái có khối lồng đường kính 37mm, thành dày 9.3 mm, dài 70 mm, bệnh nhân đã được chỉ định tháo lồng ngay. Hiện tại tình trạng bệnh của trẻ ổn định và theo dõi thiếu máu.
 
2
(Hình ảnh trẻ sau phẫu thuật)
     Theo Ths.BS Vũ Ngọc Hạnh, khoa Ngoại – Chấn thương, Bệnh viện Nhi Thái Bình cho biết: 
     Lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ em, khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận.
     Nếu trẻ được đưa đến viện sớm, bác sĩ chỉ cần tháo lồng bằng hơi. Nếu trẻ đến muộn hoặc thủ thuật tháo lồng bằng hơi thất bại, tùy tình hình mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp.
     Hiện nay, nguyên nhân gây ra chứng lồng ruột ở trẻ em vẫn chưa xác định rõ, tuy nhiên 1 số giải thích được đưa ra do sự mất cân đối giữa kích thước của hồi tràng so với van hồi manh tràng, viêm hạch mạc treo ruột hoặc sau viêm đường hô hấp cũng có thể liên quan đến lồng ruột.
     Bệnh viện Nhi Thái Bình khuyến cáo các vị phụ huynh không nên chủ quan và luôn chú ý triệu chứng sức khỏe của con. Lồng ruột sau khi tháo vẫn có thể bị tái lại ngay sau 1 vài giờ hoặc sau đó nhiều ngày. Vì vậy cha mẹ cần phát hiện sớm các triệu chứng để đưa trẻ quay lại viện kịp thời. Những trẻ đã từng bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lần hai.
     Không nên cho trẻ nhún nhảy quá nhiều sau tháo lồng, cho trẻ ăn ít một, uống thuốc theo đơn bác sĩ, theo dõi thêm các dấu hiệu lồng ruột tái phát: đau bụng đột ngột, xoắn vặn, khóc thét, nôn thức ăn, đi ngoài ra máu, chướng bụng… cần đưa trẻ đến viện khám ngay.
     Giữ ấm cơ thể cho trẻ, hạn chế viêm đường hô hấp vào mùa đông xuân, ăn uống vệ sinh tránh viêm hạch mạc treo dẫn đến lồng ruột.

Tác giả bài viết: Phòng CTXH

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay8,007
  • Tháng hiện tại169,193
  • Tổng lượt truy cập8,811,712
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây