Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Phản vệ sau tiêm chủng vắc xin

Thứ sáu - 27/05/2022 10:21 2.928 0
     Việc tiêm phòng vắc xin trong thời gian qua góp phần tích cực phòng ngừa một số bệnh lưu hành tại cộng đồng. Tuy nhiên thực tế đã xảy ra một số trường hợp sốc phản vệ đặc biệt là ở trẻ em. Đây là một phản ứng nặng sau tiêm chủng, tuy với tỷ lệ rất thấp tùy theo từng loại vắc xin nhưng cần quan tâm đến vấn đề này khi sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh.
     Bộ Y tế cũng cho biết, phản ứng sau tiêm chủng đối với bất kỳ vắc xin nào là tình trạng bất thường về sức khỏe xảy ra sau khi tiêm chủng, bao gồm các phản ứng từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong đối với cá nhân có cơ địa mẫn cảm. Nguyên nhân của phản ứng sau tiêm chủng có thể do vắc xin, do sai sót trong tiêm chủng (bảo quản vắc xin hoặc thực hành tiêm không đúng), do cơ địa, do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ, do các nguyên nhân khác hoặc không xác định được nguyên nhân (tại Việt Nam mỗi ngày có khoảng 30 trẻ sơ sinh tử vong không rõ nguyên nhân).
     Thế nào là phản vệ?
     Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng. Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau:
  • Mày đay, phù mạch nhanh.
  • Khó thở, tức ngực, thở rít.
  • Đau bụng hoặc nôn.
  • Tụt huyết áp hoặc ngất.
  • Rối loạn ý thức (quấy khóc kéo dài, kích thích, khóc thét, li bì...)
     Xử trí phản vệ như thế nào?
     Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ. Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ.
Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.
     Theo dõi sau tiêm chủng để phát hiện phản vệ thế nào?
     Người tiêm vắc xin phải ở lại ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng để theo dõi các phản ứng sau tiêm, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các biến chứng sau tiêm vắc xin sớm và nặng, như phản ứng phản vệ. Trong trường hợp đã về nhà, người nhà sẽ được hướng dẫn theo dõi các phản ứng tại nhà từ 24-48 giờ. Thực tế, đã có những trường hợp các trẻ xuất hiện tình trạng phản vệ sau khi trẻ đã về nhà được gia đình phát hiện các dấu hiệu nặng và đưa vào viện cấp cứu.
     Các trường hợp cần được khám và sàng lọc tiêm chủng tại bệnh viện bao gồm: 
     Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện cần được chuyển tuyến và khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện. Phòng tiêm chủng - Bệnh viện Nhi Thái Bình hiện tại đang thực hiện tiếp nhận khám sàng lọc, và tiêm chủng cho tất cả trẻ em, đặc biệt là các trẻ đẻ non, trẻ có tiền sử dị ứng, trẻ có tiền sử mắc các bệnh bẩm sinh, mạn tính ở tim, phổi, hệ tiêu hóa, gan, thận, máu, ung thư, thần kinh...Tại bệnh viện, trẻ được khám sàng lọc, tiêm chủng, và theo dõi sau tiêm theo đúng quy định đảm bảo buổi tiêm chủng an toàn nhất cho trẻ./.

Tác giả bài viết: BS.Thùy Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay7,494
  • Tháng hiện tại166,462
  • Tổng lượt truy cập8,808,981
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây