Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Bệnh viện Nhi Thái Bình triển khai PHÒNG KHÁM KIỂM TRA SỨC KHỎE TRẺ EM HẬU COVID – 19.

Thứ sáu - 18/03/2022 14:04 1.613 0
     Hiện nay vấn đề chăm sóc sức khỏe hậu Covid – 19 đang là vấn đề được nhiều người quan tâm và lo lắng, đặc biệt là đối với trẻ em từng bị nhiễm bệnh. 
     Hậu COVID-19 là tình trạng bao gồm một loạt các triệu chứng (cả về thể chất và tinh thần) xảy ra trong hoặc sau khi nhiễm COVID-19 tồn tại kéo dài và không giải thích được bằng các chẩn đoán thay thế.
     Hiện cũng có nhiều thuật ngữ khác nhau chỉ tình trạng này như "Covid-19 kéo dài", "Di chứng sau giai đoạn Covid-19 cấp tính", "Covid-19 mạn tính"… Nhưng thuật ngữ "Hậu Covid-19" là phổ biến nhất.
     Có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, kể cả những trẻ trước đó mắc COVID-19 mà không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ hay nặng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ lớn, trẻ có tiền sử dị ứng, trẻ mắc bệnh COVID-19 mức độ nặng, điều trị hồi sức có nguy cơ cao bị “ Hậu COVID-19”.
     * Các tổn thương gặp trong “hậu COVID-19”
     Tình trạng “hậu COVID-19” ở trẻ em có thể bao gồm các vấn đề sau:
     - Hô hấp: COVID-19 thường ảnh hưởng đến phổi nhất, nên các triệu chứng hô hấp kéo dài khá phổ biến, bao gồm: Ho, đau ngực, khó thở... Các triệu chứng này có thể kéo dài 3 tháng hoặc lâu hơn.
     - Tim mạch: Các triệu chứng của viêm cơ tim có thể xảy ra, bao gồm: Đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều và mệt mỏi. Trong một số trường hợp nặng, viêm cơ tim có thể dẫn tới suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc đột ngột ngừng tim.
     - Tiêu hóa: Viêm dạ dày ruột có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn.
    - Rối loạn khứu giác và vị giác: Khoảng 1/4 trẻ em từ 10-19 tuổi bị thay đổi mùi, vị giác khiến ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và đặc biệt khiến trẻ có thể không nhận ra một số mùi nguy hiểm (khói, khét khi cháy, chập điện...).
     - Thần kinh:
+ Giai đoạn COVID-19 cấp tính có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Trong một số trường hợp hiếm có thể dẫn đến đột quỵ hoặc viêm não. Trẻ em đã từng bị COVID-19 có thể có những thay đổi nhỏ về chú ý, ngôn ngữ, vận động và tâm trạng.
+ Suy giảm nhận thức do hiện tượng “Não sương mù” biểu hiện: Đãng trí, giảm khả năng chú ý, học tập khó khăn hơn, đọc chậm hơn, đọc ngắt quãng, đọc lặp lại nhiều lần, khả năng viết chậm hơn… có thể xảy ra. Nếu trẻ căng thẳng, ngủ không đủ giấc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.
     - Mệt mỏi về thể chất: Trẻ có thể dễ mệt mỏi hơn và sức chịu đựng khi hoạt động kém hơn, ngay cả khi không có các tổn thương về tim mạch hoặc hô hấp do virus gây ra.
      - Đau đầu: Đau đầu là một triệu chứng phổ biến trong và sau khi mắc COVID-19.
     - Sức khỏe tâm thần và hành vi: COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ đang mắc các rối loạn, bệnh tâm thần/ hành vi, việc phải nhập viện, cách ly, nghỉ học… có thể làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.
     - Hội chứng viêm hệ thống liên quan tới Covid-19 ở trẻ em  (MIS-C): Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nặng, có nguy cơ dẫn đến tử vong, thường xảy ra từ 2 đến 6 tuần sau khi mắc Covid-19. Nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, các cơ quan tiêu hóa... có thể bị tổn thương. 
     Các biểu hiện bao gồm sốt cao trên 3 ngày kèm theo: 
  • Tổn thương da niêm mạc (nổi ban, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ như quả dâu tây, phù nề bàn tay, bàn chân); 
  • Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, nôn); 
  • Suy tim (mệt, xanh tái, môi nhợt, tay chân lạnh)...
     - Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường: Đi tiểu thường xuyên, trẻ hay khát nước, nhanh đói, giảm cân, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đã được báo cáo ở một số trẻ em mắc Covid-19.
     * Khi nào nghi ngờ con mình có triệu chứng hậu COVID-19?
     Các triệu chứng xuất hiện trong và sau 4 tuần kể từ ngày trẻ có biểu hiện triệu chứng nhiễm COVID-19 đầu tiên và làm test nhanh dương tính:
     Triệu chứng thường gặp nhất: mệt mỏi kéo dài, đau đầu, đau cơ khớp, ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động gắng sức, phát ban, mất mùi vị, giảm khả năng nhận thức, giảm tập trung, lú lẫn, hay các rối loạn tâm lý, như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ,...
     Nếu bạn nghĩ rằng con bạn bị hội chứng hậu nhiễm COVID-19, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa và đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám.
 
1
     Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi sau khi mắc Covid – 19, nhằm phát hiện sớm các di chứng, biến chứng, bệnh lý mắc phải để tư vấn, điều trị kịp thời, hiệu quả. Bệnh viện Nhi Thái Bình triển khai Phòng khám kiểm tra sức khỏe trẻ em hậu Covid – 19.
 
2

3
     Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, Phòng khám kiểm tra sức khỏe trẻ em hậu COVID – 19 tiếp nhận khám điều trị và theo dõi các tình trạng sau nhiễm bệnh của bệnh nhi.

THỜI GIAN LÀM VIỆC: Các ngày trong tuần từ thứ Hai đến Chủ nhật
Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30
Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00

Địa chỉ: BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH
02 Tôn Thất Tùng, phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình
Hotline: 1900.888.662 – 0913.291.960

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây