Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

MÙA HÈ – CẦN CẢNH GIÁC VIÊM NÃO NHẬT BẢN

Thứ ba - 29/03/2022 14:05 2.150 0
HỎI: Thời điểm tiêm vắc-xin VNNB cũng là thời điểm cần tiêm MMR và thủy đậu cho bé. Vậy tiêm cùng lúc vắc-xin VNNB sống giảm độc lực tái tổ hợp với các vắc-xin này được không hay phải cách nhau bao lâu?
HỎI: Thời điểm tiêm vắc-xin VNNB cũng là thời điểm cần tiêm MMR và thủy đậu cho bé. Vậy tiêm cùng lúc vắc-xin VNNB sống giảm độc lực tái tổ hợp với các vắc-xin này được không hay phải cách nhau bao lâu ?
 
Viêm não
ĐÁP: Với JE-CV, có một nghiên cứu so sánh tiêm cùng lúc JE-CV với MMR hay tiêm cách nhau xa 6 tuần thấy hiệu giá kháng thể chống lại từng loại bệnh là cao như nhau ở cả 2 nhóm điều trị. Không có các nghiên cứu khác giữa JE-CV và vắc-xin thủy đậu hay các vắc-xin sống giảm độc lực khác. Theo hướng dẫn của Ủy Ban Tư Vấn Tiêm Chủng (ACIP) khi tiêm 2 vắc-xin cùng thuộc loại sống giảm độc lực thì hoặc tiêm cùng ngày hoặc vắc-xin này cách xa vắc-xin kia tối thiểu 28 ngày để tránh tương tác giảm hiệu quả cho vắc-xin tiêm sau.
HỎI: Chuyển đổi từ vắc-xin bất hoạt có nguồn gốc từ não chuột sang vắc-xin sống giảm độc lực tái tổ hợp như thế nào?
ĐÁP: Tờ HDSD của JE-CV (IMOJEV) có ghi rõ: “Trẻ em trước đó đã được tiêm liều cơ bản với vắc-xin Viêm não Nhật Bản bất hoạt cũng có thể dùng 1 liều IMOJEV để tiêm liều nhắc lại, theo thời gian được khuyến nghị đối với liều nhắc lại của vắc-xin viêm não Nhật Bản bất hoạt”(1).  Nếu trẻ ở VN đã tiêm đủ 3 liều JEVAX thì có thể tiêm thêm 1 liều JE-CV nhắc lại duy nhất 3 năm sau kể từ mũi tiêm JEVAX cuối cùng.
HỎI: Viêm não Nhật bản nếu đã mắc rồi thì có tạo ra miễn dịch suốt đời không? Sau khi mắc có cần tiêm vắc-xin nữa không?
ĐÁP: Theo WHO, nhiễm VNNB có thể tạo ra miễn dịch suốt đời nên sau khi mắc nếu vẫn còn sống thì cơ thể đã có miễn dịch bảo vệ. Hiện nay một số cơ sở y tế có làm xét nghiệm chẩn đoán xác định VNNB trong khi một số cơ sở y tế chỉ dừng ở chẩn đoán viêm não do virus hay viêm não dịc não tủy trong. Nếu mắc viêm não do các loại virus khác như herpes chẳng hạn thì sẽ không có miễn dịch với VNNB.
HỎI: Người lớn > 18 tuổi có nguy cơ VNNB không? Có cần tiêm vắc-xin VNNB không?
ĐÁP: Đối tượng trẻ em < 15 tuổi là dễ mắc VNNB hơn người lớn và các khuyến cáo của WHO lẫn của Bộ Y Tế Việt nam về tiêm vắc-xin VNNB cũng nhắm đế trẻ em < 15 tuổi. Tuy nhiên nhiều báo cáo cho thấy VNNB cũng có thể gặp ở người lớn:
-    Dữ liệu của CDC Hà Nội giai đoạn 2007-2019 cho thấy 17,16% VNNB là ở người trên 15 tuổi 
-    Một nghiên cứu về vắc-xin của Viện VSDTTW cho thấy 17% người lớn trong nghiên cứu tuổi từ 18-60 chưa có miễn dịch bảo vệ với VNNB
Như vậy nguy cơ mắc VNNB ở người lớn là có dù thấp hơn nhiều so với trẻ em. Chỉ định tiêm vắc-xin tùy thuộc cân nhắc lợi ích/nguy cơ của các liều vắc-xin. Nếu có chỉ định tiêm, sử dụng vắc-xin sống giảm độc lực thông thường hay loại tái tổ hợp với chỉ 1 liều duy nhất cho người lớn có thể là sự lựa chọn hợp lý.
HỎI: Có mối liên hệ nào giữa quả vải và bệnh VNNB không?
ĐÁP: Chim và lợn là các vật chủ quan trọng duy trì virus VNNB trong tự nhiên, con người chỉ là nạn nhân tình cờ. Ở Việt Nam có hai nhóm chim có khả năng mang mầm bệnh:
-    Nhóm chim sống ở làng mạc: bông lau, rẽ quạt, chim sẻ, liêu điêu, chim khách, chích choè, tu hú...
-    Nhóm chim kiếm ăn ngoài đồng: cò, sáo, quạ, cu cu, cu gáy, chim chèo bẻo.
Vào mùa hè cũng là mùa vải chín, nhiều chim chóc làng mạc nhất là tu hú tìm đến ăn quả vải bị muỗi đốt lây truyền virus VNNB rồi muỗi đốt qua người. Các báo cáo về dịch tễ học cho thấy đỉnh dịch VNNB là vào mùa hè trùng với mùa vải chín (tháng 5) nên có một dạo người dân hay đồn ăn quả vải dễ mắc VNNB là vì vậy.\
•         Đừng vì sợ dịch mà bỏ lỡ những mũi tiêm quan trọng!
•         Dù đã nhiễm Covid-19 hay chưa thì việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là RẤT QUAN TRỌNG, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bảo vệ lá phổi khỏe mạnh trước sự tấn công của đại dịch và rất nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Ngăn chặn nguy cơ “bệnh kép”, giảm tải nguy cơ nhập viện, bệnh nặng và tử vong.
 
2

•    Hiện tại, Phòng Tiêm chủng Bệnh viện Nhi Thái Bình đang triển khai chương trình tặng bỉm miễn phí cho các bé khi đến tiêm chủng tại phòng tiêm.  
•    Khách hàng đến tiêm cần đảm bảo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế và không cần làm xét nghiêm Covid 19.
•    Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số 0913.069.975 hoặc 02273.732.622
•    Fanpage: PhòngtiêmBệnhviệnNhiTháiBình
Địa chỉ: Tầng 1, nhà A, Số 2, đường Tôn Thất Tùng, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình, Thái Bình

Tác giả bài viết: BS.Thùy Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay7,401
  • Tháng hiện tại166,369
  • Tổng lượt truy cập8,808,888
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây