Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

BỆNH LÝ THOÁT VỊ BẸN Ở TRẺ EM LÀ GÌ

Thứ ba - 24/12/2024 12:09 9 0
Khác với thoát vị bẹn mắc phải ở người lớn, thoát vị bẹn trẻ em là thoát vị bẹn bẩm sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Thoát vị bẹn thường gặp ở bé trai và thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh thiếu tháng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
BỆNH LÝ THOÁT VỊ BẸN Ở TRẺ EM LÀ GÌ

1. Thoát vị bẹn là gì ?

Trong thời kỳ phôi thai, vào khoảng tháng thứ bảy, khi tinh hoàn di chuyển xuống bìu sẽ kéo theo nếp phúc mạc tạo thành một túi dạng ống gọi là ống phúc tinh mạc. Bình thường khi trẻ sinh ra, thì ống này đóng lại, nếu ống này không đóng lại sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan trong ổ bụng (thường là ruột) chui xuống ống làm thành một khối phồng ở vùng bẹn, gọi là bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ trai và thoát vị ống nuck ở trẻ gái.

2. Tỉ lệ trẻ bị thoát vị bẹn là bao nhiêu và thường gặp ở giới nào ?

Bệnh chiếm 0,8-4,4% bệnh lý ở trẻ em. Ở trẻ sinh non tần suất còn cao hơn, đến 30% tùy theo tuổi thai.

Bệnh gặp ở cả hai giới nhưng bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bé gái 3-10 lần.

Bệnh có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên bẹn của trẻ, thường gặp ở bên phải (60%) hơn so với bên trái (25%), hoặc có khi bé bị cả hai bên (15%).

3. Các dấu hiệu nhận thoát vị bẹn ?

- Thoát vị bẹn thường biểu hiện bằng một khối phồng vùng bẹn bìu ở trẻ trai và vùng gần âm môi ở trẻ gái. Khối phồng này thường xuất hiện to hơn khi bé khóc, rặn đại tiện hay sau vận động mạnh như chạy nhảy, thể dục. Khi trẻ nghỉ ngơi hay nằm thì khối thoát vị có thể tự chui vào ổ bụng trở lại, lúc đó nhìn bé lại như bình thường.

- Thoát vị bẹn nghẹt là khi vùng bẹn của trẻ có một khối phồng căng cứng, sờ đau và có thể bé không cho sờ. Đa số các bé nhập viện với tình trạng bứt rứt, quấy khóc than đau (với trẻ lớn) và bỏ bú, nôn ói (trẻ nhỏ). Thường thì ghi nhận có khối phồng lên xẹp xuống ở vùng bẹn trước đó ở trẻ, nay khối phồng căng và không xẹp lại như mọi khi.

4. Phương pháp điều trị thoát vị bẹn ở trẻ ?


Cho đến nay phẫu thuật là phương pháp duy nhất giải quyết bệnh lý này. Khuynh hướng hiện nay là giải quyết sớm khi phát hiện bệnh để đề phòng biến chứng nghẹt. Nghĩa là mọi lứa tuổi (trừ trường hợp bé sinh non hoặc có bệnh lý nặng đi kèm) đều có thể phẫu thuật thoát vị bẹn. Phẫu thuật thoát vị bẹn có thể là phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở với đường mổ nhỏ khoảng 3 - 4cm ở vùng nếp gấp bẹn, rất khó thấy và đảm bảo tính thẩm mỹ. Thông thường vết mổ sẽ lành và ra viện sau 3- 5 ngày kể từ khi phẫu thuật.

Bệnh viện Nhi Thái Bình là cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Hàng năm khoa ngoại – chấn thương bệnh viện Nhi thực hiện từ 200-300 ca thoát vị bẹn bằng phương pháp mổ mở và mổ nội soi. Để đặt lịch khám và tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline 1900888662.

Nguồn tin

- Quyết định số 4825/QĐ-BYT ngày 07/9/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật nhi khoa.

- Quyết định số 1789/QĐ-BVN ngày 27/12/2023 của BV Nhi Thái Bình.

 

Tác giả bài viết: Phòng kế hoạch - tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay1,902
  • Tháng hiện tại209,684
  • Tổng lượt truy cập8,852,203
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây