Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Hỏi – đáp về phòng bệnh dại?

Thứ hai - 21/08/2023 07:27 1.132 0
1. Vì sao bệnh dại được gọi là bệnh tử?
Vì bệnh dại là bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tỷ lệ tử vong 100%.
     2. Xử lý vết thương chó cắn/ cào thế nào?
 -  Rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.
- Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phòng bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.
- Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván.
     3. Vắc xin phòng dại có làm ảnh hưởng đến tâm thần kinh như lời đồn trong dân gian không?
Vắc xin dại được hình thành từ những năm 1985 từ công nghệ trên tế bào thần kinh của cừu, não, dê đã nghi nhận những biến chứng đáng lo ngại trên thần kinh.
Hiện nay, vắc xin dại thế hệ mới được sản xuất trên công nghệ tế bào vero nên hầu như đã không có các phản ứng lo ngại như trước đây và vắc xin đạt hiệu quả bảo vệ rất cao.
     4. Những con vật nào có khả nặng gây bệnh dại?
Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng như chó sói, chó rừng, chó nhà, mèo, chồn, cầy, cáo, dơi, khỉ..
     5. Bị cho cắn có nên đi “thử” xem có bị bệnh dại không?
Không có xét nghiệm hay phép thử nào để chẩn đoán có bị dại không trước khi bệnh nhân khởi phát bệnh dại.
     6. Có nên theo dõi chó 10 ngày rồi mới đi tiêm phòng hay không?
Nguyên tắc con vật bị dại sẽ tấn công con người, thì 10 ngày sau con vật sẽ chết, nếu con vật sống thì có nghĩa con chó không bị dại.
Những con chó không theo dõi được, hoặc vết cắn ở vùng gần đầu mút thần kinh thì thời gian ủ bệnh dại ngắn nhất ở người là 9 ngày nên vẫn cần được tiêm phòng dại sớm nhất có thể.
     7. Phụ nữ có thai bị chó cắn có tiêm phòng dại được không?
Vắc xin phòng dại hiện nay là nhóm vắc xin bất hoạt, nghĩa là vi rút chứa trong vắc xin hoàn toàn không có khả năng gây bệnh. Thậm chí người bị cắn có dị ứng với vắc xin dại ở mũi đầu tiên nhưng nguy cơ dại quá cao thì người ta vẫn phải chích. Vì thế đây là một loại vắc xin an toàn cho tất cả mọi người, kể cả phụ nữ có thai và người đang cho con bú.
     8. Người có bệnh nền: suy tim, suy thận, xơ gan hay có tiền sử dị ứng thuốc thì có tiêm được vắc xin dại không?
Vắc xin dại là vắc xin gần như không có chống chỉ định vì mức độ nguy hiểm nếu lên cơn dại. Vì thế những trường hợp bệnh nền hay tiến sử dị ứng thì người bệnh nên được tiêm phòng tại các phòng tiêm chủng trong bệnh viện.
     9. Nếu bị chó cắn mà chó đã tiêm phòng dại thì người bị cắn có cần tiêm phòng dại không?
Chó đã tiêm phòng vẫn chưa chắc chó sẽ không bị bệnh dại. Vì vậy trường hợp này vẫn cần tiêm phòng dại.
     10. Người đã tiêm phòng đủ ít nhất 3 mũi vắc xin phòng dại công nghệ tế bào vero, mà bị chó cắn tiếp thì có cần tiêm phòng nữa không?
Người này chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vào các ngày 0 và 3 là đáp ứng đủ kháng thể miễn dịch.
Bệnh dại là bệnh tử, khi đã lên cơn dại thì tỷ vong 100%. Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại. Mọi thắc mắc, người dân có thể liên hệ phòng tiêm chủng của bệnh viện Nhi Thái Bình để được giải đáp!
     
     
Hotline: 0913.069.975               
     Fanpage: Phòng tiêm dịch vụ bệnh viện Nhi Thái Bình 
     
Giờ làm việc: T2-T6: sáng 7-11h, chiều 13h30-16h30. 
                            T7&CN, ngày lễ : sáng 7-11h
     
Địa chỉ: Bên trái đại sảnh BV Nhi, Số 2, đường Tôn Thất Tùng, phường Trần Lãm, TPThái Bình.

Tác giả bài viết: Phòng tiêm dịch vụ - Bệnh viện Nhi Thái Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây