Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Làm gì khi trẻ bị sặc cháo & sữa, bột?

Thứ ba - 30/07/2019 14:47 7.701 0
Sặc sữa, cháo và bột khi ăn là tai nạn dị vật đường thở thường hay gặp nhất đối với trẻ em. Đặc biệt bột hoặc cháo xay nhuyễn có độ quánh cao, khi trẻ bị sặc có thể bít hết cả đường thở làm cho trẻ khó thở, tím tái,...có thể tử vong ngay sau 5-10 phút. 
sac chao
Nguyên nhân thường gặp là do cha mẹ cho trẻ ăn không đúng tư thế, ép trẻ ăn khi đang quấy khóc. Trẻ đang ăn đột ngột bị ho sặc sụa, khó thở, tím tái, mắt trợn, không khóc được, trường hợp nặng có thể thấy sữa, cháo hoặc bột trào ra từ mũi, miệng của trẻ..., khi thấy có dấu hiệu này cần nghĩ ngay đến việc trẻ bị sặc. Ngay lúc này phụ huynh cần phải biết cách sơ cấp cứu cho trẻ đúng cách.
Sơ cấp cứu khi trẻ bị sặc: 
- Khi phát hiện trẻ sặc, khó thở, tím tái...cần cho trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay, đỡ đầu trẻ bằng lòng bàn tay, dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ ở giữa hai xương bả vai, sau đó lật bé lại quan sát. Nếu thấy trẻ khóc được, hết tím tái cần chuyển nhanh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi. 
- Nếu trẻ vẫn còn tím tái, ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn dứt khoát 5 cái vào nửa dưới xương ức để tống dị vật ra ngoài. 
Có thể lặp lại động tác từ 5-6 lần cho đến khi trẻ khóc được, hồng hào.
- Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Chú ý cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, điều này càng khiến dị vật vào sâu hơn, trẻ càng khó thở hơn.
sac sua
Những cách phòng tránh nguy cơ sặc sữa, bột và cháo ở trẻ nhỏ:
- Đặt trẻ nằm đầu cao khi cho bú. Khi bú sữa bình, đặt bình sữa vuông góc với vùng miệng của trẻ.
- Khi bú xong đặt trẻ lên vai, dùng tay vỗ nhẹ vào vùng lưng. Sau đó đặt trẻ xuống giường và nằm đầu cao.
- Khi trẻ ăn cháo, không nên ép trẻ ăn nhiều, không cho bé ăn khi đang chơi đùa, chạy nhảy.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất cần ghi nhớ: Trong mọi trường hợp, người trông giữ trẻ phải được học cách sơ cứu ngạt, tắc đường thở đúng cách.

Tác giả bài viết: BS CKII. Vũ Thanh Liêm

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây