Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Thứ sáu - 17/07/2020 14:06 4.355 0
Bệnh tay chân miệng ở trẻ đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ khi có con nhỏ. Những biểu hiện như bỗng dưng bị sốt, miệng, môi, lòng bàn tay hay bàn chân đều nổi đầy mụn nước...có phải dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ? Cha mẹ hãy tìm hiểu bài viết này để trang bị cho mình những kiến thức chính xác về căn bệnh này.
1. Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là loại bệnh nhiễm trùng do virus Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B, Enterovirus (E71, E68) gây ra. Những loại virus này thường tồn tại trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác thông qua những tiếp xúc thông thường.
1
 
Bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển toàn diện, do vậy khả năng chống lại sự xâm nhập của các loại virus gây bệnh không tốt, dễ mắc bệnh truyền nhiễm.

Trong thực tế trẻ em lớn hơn 5 tuổi hoặc người trưởng thành cũng có khả năng mắc bệnh này. Đặc biệt vào mùa xuân, hè và thu là 3 thời điểm dễ mắc nhất.

2. Cách thức lây nhiễm của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường lây truyền qua đường phân, miệng và tiếp xúc trực tiếp. Con đường lây lan chủ yếu là qua tiếp xúc trực tiếp từ các nơi chứa dịch nhiễm như mũi, họng, nước bọt, dịch từ những nốt phỏng. Hoặc có thể lây truyền từ các chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ mà người có mầm bệnh đã sử dụng (bàn ghế, nền nhà, đồ chơi, đồ ăn,...)

Con đường lây nhiễm phổ biến nhất là thông qua đường hô hấp (như hắt hơi, giao tiếp, ho) khiến virus dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác.
 
2

3. Triệu chứng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày. Khi mới phát bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ em có dấu hiệu như cảm cúm thông thường: mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ... Sau 2 ngày những triệu chứng này giảm đi, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng mới bắt đầu xuất hiện.

Trẻ sẽ có những nốt mụn nước trên da trong khoang miệng (lưỡi, má trong), lòng bàn tay và bàn chân. Mụn nước còn xuất hiện ở mông hoặc quanh hậu môn. Nổi mụn nước là triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh này.

Khi mới xuất hiện, các nốt ban này nổi lên như vết sẹo nhỏ, hơi đỏ và phẳng. Sau đó chúng dần phồng rộp lên chứa nước bên trong như những bóng nước hình bầu dục, hồng ban, màu xám, khi lành không gây sẹo. Những nốt này không đau và không ngứa (phân biệt với thủy đậu ngứa và đau nhức khó chịu).

Giai đoạn các mụn nước ở miệng và những vị trí khác vỡ ra gây loét rộng vết hở. Làm trẻ đau đớn, các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh những vết thương hở này tránh để nhiễm trùng.

Ngoài dấu hiệu dễ nhận biết trên, bệnh tay chân miệng còn có 1 số triệu chứng như sau:
Đau nhức, mỏi cơ bắp, đau đầu, cứng cổ.
Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn, ăn không ngon miệng.
Trẻ em hay bị chảy nước miếng do đau họng.
Trẻ chỉ thích đồ uống lạnh và thức ăn dạng lỏng.

4. Trẻ bị bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?
Thông thường những vết mụn nước sẽ tự biến mất sau 1 - 2 tuần. Như vậy gần như là bé đã khỏi bệnh, bạn nên mua râu ngô (bắp) hoặc một số loại nước rau quả giải nhiệt khác cho bé uống.

Để tránh lây lan bệnh sang người khác, bạn nên cách ly con mình từ 1 tuần đến 10 ngày, bé sẽ khỏe hẳn và khỏi bệnh hoàn toàn, không còn khả năng lây truyền bệnh.

5. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Do hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có điều trị hỗ trợ bệnh. Do vậy việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng chính là liệu pháp hiệu quả nhất.
3

Để chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp sau:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng rửa tay sau khi đi vệ sinh, hoặc trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi bế trẻ. Rửa tay trước và sau khi thay tã hoặc làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt việc ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh: ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống được vệ sinh sạch sẽ (có thể tráng nước muối hoặc nước sôi trước khi sử dụng). Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống. Không cho trẻ dùng chung khăn (khăn mặt, khăn tắm...) hoặc những vật dụng khác như cố, bát, đĩa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Vệ sinh thường xuyên các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, bàn, ghế, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, sàn nhà... bằng xà phòng hoặc chất chuyên tẩy rửa thông thường.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc những người đang nghi ngờ ủ bệnh.
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải khác của người nhiễm bệnh cần được thu gom và xử lý.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Ngoài ra, khi con đã nhiễm bệnh cha mẹ cần lưu ý:

Không cho con gãi, chọc vào các mụn nước trên cơ thể.
Cần có môi trường sinh sống sạch sẽ, tránh để con tiếp xúc với không khí và nước bẩn.
Không tự ý dùng thuốc chữa trị cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
Các bậc cha mẹ cần có kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh tay chân miệng cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán chính xác và liệu pháp điều trị phù hợp.. Khi trẻ mắc bệnh cần được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm (viêm màng não, phù phổi).

Tác giả bài viết: Phòng CTXH

Nguồn tin: Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay12,135
  • Tháng hiện tại179,328
  • Tổng lượt truy cập9,062,639
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây