Đái tháo đường type 2 (T2DM) từng được coi là bệnh lý chủ yếu ở người lớn, nhưng hiện nay tỷ lệ mắc ở trẻ em đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng kháng insulin và suy giảm chức năng tế bào beta đảo tụy, dẫn đến tăng đường huyết và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Các yếu tố nguy cơ được chia thành 2 nhóm:
- Di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường.
- Mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ.
- Chủng tộc (người Mỹ bản địa, gốc Phi, Latin, châu Á, Đông Nam Á).
- Kháng insulin sinh lý trong giai đoạn dậy thì.
- Béo phì.
- Lối sống ít vận động.
- Stress, trầm cảm.
- Rối loạn giấc ngủ.
Xét nghiệm sàng lọc được khuyến cáo cho trẻ:
- Từ 10 tuổi trở lên hoặc sau dậy thì.
- Thừa cân (BMI > 85 bách phân vị) kèm ít nhất 1 yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình, mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, hoặc dấu hiệu kháng insulin (gai đen, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu).
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):
Đường huyết lúc đói: 5.6–6.9 mmol/L (100–125 mg/dL).
- Đường huyết sau 2h uống glucose (OGTT): 7.8–11.0 mmol/L (140–199 mg/dL).
- HbA1c: 5.7–6.4%.
- Đường huyết lúc đói ≥ 7.0 mmol/L (126 mg/dL).
- Đường huyết sau 2h OGTT ≥ 11.1 mmol/L (200 mg/dL).
- HbA1c ≥ 6.5%.
- Đường huyết bất kỳ ≥ 11.1 mmol/L (200 mg/dL) kèm triệu chứng.
- HbA1c < 7% (lý tưởng < 6.5% nếu không có biến chứng hạ đường huyết).
- Theo dõi HbA1c 3 tháng/lần.
- Giảm cân (7–10% cân nặng ban đầu).
- Tăng cường vận động (30–60 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần).
- Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, hạn chế đường và đồ ngọt.
- Metformin: Là lựa chọn đầu tay, liều 500–2000 mg/ngày.
- Insulin: Chỉ định khi không đạt mục tiêu với Metformin (liều khởi đầu 0.25–0.5 UI/kg/ngày).
- Các thuốc khác (GLP-1, ức chế DPP-4, SGLT2) có thể cân nhắc nhưng cần thận trọng.
Chỉ định khi BMI > 35 kg/m², không kiểm soát được đường huyết hoặc có biến chứng nặng.
* Cấp tính: Toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu.
* Mạn tính:
- Biến chứng mắt (soi đáy mắt hàng năm).
- Biến chứng thận (xét nghiệm albumin niệu, eGFR).
- Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.
- Bệnh thần kinh, tim mạch, gan nhiễm mỡ.
Đái tháo đường type 2 ở trẻ em đang trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Phát hiện sớm, thay đổi lối sống và điều trị tích cực giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng. Cần theo dõi định kỳ và phối hợp đa chuyên khoa để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bệnh viện nhi Thái Bình có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị y tế đầy đủ, để khám, chẩn đoán ĐÁI THÁO ĐƯỜNG. Để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline 1900888662 để được hỗ trợ.
Nguồn tin:
[1]: Quyết định 1817/QĐ-BVN, ngày 06/11/2024 Về việc ban hành Phác đồ điều trị Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2024.
Tác giả bài viết: Phòng KHTH
Ý kiến bạn đọc