Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Dị vật tiêu hóa ở trẻ em

Thứ tư - 30/10/2024 12:58 56 0
     Dị vật tiêu hóa là tình trạng trẻ nuốt một đồ vật vào đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và hay gặp ở trẻ nam. Đây là một cấp cứu thường gặp nhất trong nội soi tiêu hóa nhi khoa.
     Trẻ nhỏ thường vô tình nuốt phải các đồ vật nhỏ ở xung quanh khi chơi, phần lớn là dị vật cản quang, trong đó dị vật đồng xu, đồng xèng và pin cúc áo hay gặp nhất. Dị vật không cản quang thường liên quan đến thức ăn và hay gặp ở trẻ hẹp thực quản như miếng thịt, miếng hoa quả.
     Phần lớn các dị vật đều đi qua họng vào ống tiêu hóa sau đó được đào thải tự nhiên theo phân và không gây ra vấn đề gì cho con bạn.
     Khoảng 10-20% dị vật gây nguy hiểm và gây ra các triệu chứng cho con bạn như: nôn, nuốt đau, nuốt khó, đau bụng, nôn máu… Các biểu hiện này thường xuất hiện sớm, đôi khi muộn sau vài ngày hoặc thậm chí vài tháng do dị vật có thể gây tắc nghẽn, loét và chảy máu ống tiêu hóa cũng như giải phóng các chất độc gây nguy hại cho sức khỏe, cần can thiệp lấy dị vật qua nội soi tiêu hóa hoặc phẫu thuật.
     Thời gian gần đây Bệnh viện Nhi Thái Bình đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện do nuốt phải dị vật như pin cúc, dây chuyền, đồng xu, nhẫn kim loại, viên nam châm, mảnh sắc nhọn... 
     Trưa ngày 29/10/2024, khi đang chơi cùng các bạn ở trường mẫu giáo cháu B.Q.C (52 tháng) đã nuốt một miếng kim loại, sau nuốt 3h cháu có  kêu đau bụng. Gia đình cho cháu đến khám tại Bệnh viện Nhi Thái Bình, cháu B.Q.C đã nhanh chóng được bác sĩ tại khoa Tiêu hóa thăm khám lâm sàng, thực hiện chẩn đoán hình ảnh, kết luận Dị vật tiêu hoá ( hình ảnh Xquang dị vật cản quang nằm ngang mức L4, dài khoảng 5cm, có 2 móc nhọn). Ngay sau đó, cháu được tiến hành gắp dị vật qua nội soi thực quản dạ dày kết hợp gây mê. Dị vật đã được gắp qua nội soi an toàn là một mảnh kim loại có tráng nhựa dài khoảng 4cm.
     Dưới đây là một số dị vật cần tiến hành can thiệp cấp cứu, người nhà cần lưu ý: 
+ Đường kính dị vật ≥ 20mm
+ Chiều dài dị vật ≥ 50m
+ Dị vật pin, nam châm
+ Dị vật nam châm
+ Dị vật chứa chì
+ Dị vật sắc nhọn có khả năng đâm xuyên (kim loại có ngạnh, kim, thủy tinh…)
+ Dị vật nhiều thành phần (ví dụ: đồ chơi khi vỡ ra có bóng đèn, pin và động cơ)
+ Dị vật có tính hút nước mạnh như thuốc chống ẩm
+ Dị vật tồn tại trong dạ dày từ 2–4 tuần
     Một số biện pháp giảm tình trạng nuốt dị vật tiêu hóa cho trẻ
+ Cất các đồ vật nhỏ cẩn thẩn ngoài tầm với của con bạn như tiền xu, đồng xèng, cục pin, lego, kim, tăm, gốm thủy tinh dễ vỡ…
+ Kiểm tra kĩ lưỡng thức ăn như cá, gà, chim … để đảm bảo rằng không còn xương trong đồ ăn của trẻ
+ Dặn dò kĩ lưỡng các việc trên nếu nhờ người khác chăm con bạn
     Sau cùng, các bác sĩ Bệnh viện Nhi xin khuyến cáo: Khi con bạn nuốt dị vật hoặc nghi ngờ trẻ đã nuốt dị vật, người nhà nên nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Thái Bình. Với đội ngũ nhân viên y tế có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa, cùng trang thiết bị hiện đại của bệnh viện sẽ xử lí nhanh chóng, chính xác,chuyên nghiệp, tận tình đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhi và sự yên tâm cho gia đình.
     Liên hệ tới đường dây : (0227)3.643.260  Bệnh viện Nhi Thái Bình để được tư vấn nhanh nhất.
     Hình ảnh cháu B.Q.C và dị vật tiêu hóa ngày 29/10/2024
1
 
2
 
3

Tác giả bài viết: Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây