Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Thứ hai - 07/10/2024 08:50 100 0
Một thống kê cho thấy, trung bình cứ 5 trẻ dưới 5 tuổi sử dụng kháng sinh sẽ có 1 trẻ bị tiêu chảy. Vậy tại sao trẻ uống kháng sinh hay bị tiêu chảy? Tình trạng này có gây nguy hiểm cho trẻ không?
Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
abc

 Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy?
     Thuốc kháng sinh là loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ. Trong đó tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường gặp ở trẻ em, phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, bởi đây là đối tượng có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện.
     Một số thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, khi tiêu diệt các hại khuẩn, các lợi khuẩn cũng có thể bị tiêu diệt theo. Hệ quả là sự mất cân bằng của 2 nhóm vi khuẩn đường ruột. Thay vì giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất từ thức ăn thì lúc này các lợi khuẩn bị tiêu diệt bớt, khiến trẻ khó tiêu và kém hấp thụ. Đồng thời, các vi khuẩn có hại sẽ tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột và gây ra các vấn đề về tiêu hóa, dẫn đến tình trạng trẻ bị tiêu chảy.
     Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có sao không?
     Phần lớn các trường hợp trẻ bị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh xảy ra ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ tiêu chảy nghiêm trọng có thể gây ra biến chứng mất nước,  rối loạn điện giải, rối loạn hấp thu, suy dinh dưỡng,… Do đó, khi trẻ có biểu hiện tiêu chảy khi sử dụng thuốc kháng sinh, bố mẹ cần theo dõi trẻ chặt chẽ, cung cấp đủ nước cho trẻ và và đưa trẻ đến bệnh viện hoặc liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ kịp thời
2

Dấu hiệu trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy
     Tiêu chảy do uống kháng sinh ở trẻ thường sẽ bắt đầu vào khoảng ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 của quá trình điều trị, kéo dài khoảng từ 1-7 ngày. Ở một số trẻ, tình trạng tiêu chảy có thể xảy ra ngay từ ngày đầu dùng kháng sinh và kéo dài vài tuần sau khi ngưng thuốc. Các triệu chứng đi kèm khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy thường diễn ra ở mức độ nhẹ, gồm:
•    Trẻ không có biểu hiện sốt, các triệu chứng của bệnh lý được điều trị bằng kháng sinh thuyên giảm.
•    Trẻ đau bụng và tiêu chảy trên 3 lần/ngày.
•    Trẻ phải rặn mỗi khi đi ngoài.
•    Phân trẻ có dịch nhầy, phân sống, có máu.
•    Phân có bọt, màu xanh, vàng lổn nhổn.
•    Hậu môn hăm đỏ (xảy ra do phân có tính axit).
•    Một số trường hợp, tiêu chảy do uống kháng sinh diễn ra ở mức độ nặng, gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng với các biểu hiện mất nước nặng, viêm ruột, đau bụng, trẻ tiêu chảy ra máu,… Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
     Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải xử trí như thế nào?
     1.    Tiếp tục dùng thuốc kháng sinh.
•    Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, nếu trẻ có biểu hiện tiêu chảy, bố mẹ nên thông báo sớm cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn chăm sóc đúng cách, ngăn chặn tình trạng mất nước xảy ra.
•    Trẻ tiêu chảy nhẹ, không có có dấu hiệu mất nước: Bố mẹ nên tiếp tục cho trẻ dùng kháng sinh đúng với liều lượng do bác sĩ yêu cầu bởi việc tự ý ngưng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh, gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh sau này. Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo bác sĩ về cách sử dụng một số loại men tiêu hóa phù hợp để hỗ trợ trẻ.
•    Trẻ tiêu chảy nặng, mất nước: Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khẩn cấp, ngừng kháng sinh cho trẻ. Lúc này, trẻ cần được bù nước, bù điện giải, cân bằng kiềm toan.
     2. Cung cấp đủ nước cho bé.
•    Tiêu chảy khiến trẻ mất nước nhanh chóng, do đó, trẻ bị tiêu chảy cần được uống nhiều nước hơn bình thường. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến về việc sử dụng các loại dung dịch bù nước, bù điện giải như oresol cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ còn trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
•    Lưu ý, trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh nên hạn chế uống nước ép trái cây, nước ngọt và các dung dịch giải khát khác vì chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy diễn ra nặng hơn.
     3. Chú ý đến những thực phẩm cho trẻ ăn
     Trẻ bị tiêu chảy nên thực hiện một chế độ ăn riêng, mẹ nên ưu tiên chọn những món ăn dạng lỏng, mềm và dễ tiêu. Điều này sẽ giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, từ đó, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
     Mẹ nên tránh cho trẻ ăn các loại đậu, thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, các món ăn chế biến từ hải sản, đồ đông lạnh,… Ngược lại, mẹ nên lựa chọn các loại rau củ có tác dụng giữ nước như cà rốt, bí, chuối, cam, củ cải đường,… và bổ sung thêm men tiêu hóa cho trẻ, giúp trẻ có thêm năng lượng, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
     4. Xử lý hăm tã
     Đối với trẻ nhỏ còn đang sử dụng bỉm, tã, bố mẹ nên chú ý vệ sinh nhẹ nhàng, đúng cách vùng quanh hậu môn và vùng đóng bỉm. Trước khi mặc bỉm, mẹ nên thoa một lớp vaseline hoặc kem chống hăm (Zincofax, Penaten,…) để ngăn ngừa hăm tã cho trẻ.
     Cách phòng tránh bé uống kháng sinh bị đi tiêu chảy?
     Để phòng tránh tình trạng tiêu chảy do uống kháng sinh ở trẻ, bố mẹ cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp giúp trẻ tăng sức đề kháng và cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Trong đó, vaccine ngừa virus Rota là một trong những loại vacxin được khuyến cáo tiêm cho trẻ (Rota là virus gây ra tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi).
     Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm tại các nước đang phát triển, có trên 125 triệu ca tiêu chảy do virus Rota ở trẻ dưới 5 tuổi, thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi thì nguy cơ nhiễm bệnh càng cao, diễn biến bệnh nhanh và nguy cơ gặp biến chứng cao.
     Hiện nay, vaccine ngừa Rota được chia làm 3 loại, sử dụng theo đường uống, gồm:
•    vaccine Rotarix (Bỉ): Lịch uống 2 liều, 1.5ml/liều cách nhau 1 tháng. Liều đầu được uống khi trẻ đủ 1.5 tháng tuổi và liều thứ 2 được uống sau đó ít nhất 4 tuần. Lưu ý phác đồ uống vaccine cần hoàn thành trước khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.
•    vaccine Rotateq (Mỹ): Lịch uống 3 liều, 2ml/liều. Liều đầu được uống khi trẻ đủ 7.5 – 12 tuần tuổi và liều thứ 2 và thứ 3 được uống lần lượt sau đó, cách nhau tối thiểu 1 tháng. Lưu ý phác đồ uống vaccine cần hoàn thành trước khi trẻ đủ 32 tuần tuổi.
•    vaccine Rotavin-M1 (Việt Nam): Lịch uống 2 liều. Liều đầu được uống khi trẻ đủ 6 tuần tuổi và liều thứ 2 được uống sau đó 1 tháng. Lưu ý phác đồ uống vaccine cần hoàn thành trước khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.
     Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường gặp, thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá chủ quan khi trẻ gặp tình trạng này, thay vào đó, hãy chú ý quan sát các triệu chứng và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa mất nước, bổ sung năng lượng cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tác giả bài viết: Phòng KHTH

Nguồn tin: tamanhhospital.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập139
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm138
  • Hôm nay9,653
  • Tháng hiện tại176,846
  • Tổng lượt truy cập9,060,157
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây