Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

ORESOL: CÔNG DỤNG, CÁCH DÙNG CHO TRẺ

Thứ năm - 02/01/2025 16:09 39 0
Những ngày gần đây, số trẻ bị mắc tiêu chảy cấp, sốt, nôn tăng cao. Việc sử dụng Oresol cho trẻ nhiều hơn và đã có những trường hợp xảy ra các biến chứng do dung Oresol không đúng cách. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bậc phụ huynh về Oresol: công dụng, khi nào dung, cách pha, cách dung cho trẻ như thế nào là đúng.
ORESOL: CÔNG DỤNG, CÁCH DÙNG CHO TRẺ

1. Oresol (ORS) là gì?

Thuốc Oresol (viết tắt của từ Oral Rehydration Solution: Dung dịch bù nước bằng đường uống) là một loại dung dịch có tác dụng bù nước và điện giải và điều trị mất nước do tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ em (đã được WHO và UNICEF khuyên dùng).

Hiện nay, trên thị trường có hai loại ORS tiêu chuẩn và ORS độ thẩm thấu thấp. Tổ chức Y tế Thế giới đã có những hướng dẫn mới về ORS mới (ORS có độ thẩm thấu thấp), có thành phần thẩm thấu giống với các loại ORS thông thường nhưng có thay đổi về hàm lượng các chất để dễ dàng hòa nước có nồng độ muối, đường thấp hơn. Từ đó rút ngắn thời gian tiêu chảy và hạn chế trường hợp phải truyền dịch.

So với dung dịch ORS tiêu chuẩn, ORS có độ thẩm thấu thấp có độ an toàn và hiệu quả tương tự trong việc ngăn ngừa và điều trị triệu chứng mất nước ở các dạng tiêu chảy đồng thời còn giảm khối lượng phân (20%) cũng như giảm tỉ lệ nôn mửa tới 30%.

Thành phần

Dung dịch ORS tiêu chuẩn (mmol/L)

Dung dịch ORS có độ thẩm thấu thấp (mmol/L)

Glucose

111

75

Natri

90

75

Chloride

80

65

Kali

20

20

Citrate

10

10

Áp lực thẩm thấu

311

245

 

2. Dạng bào chế:

Oresol thường được bào chế dưới dạng bột hoặc viên sủi. Đối với dạng bột có màu trắng hay hơi ngà, khô rời, không vón cục. Có vị mặn. Khi pha gói thuốc trong lượng nước đúng chỉ định sẽ có dung dịch trong suốt.

Hàm lượng: Tùy vào dạng gói hay dạng viên và nhà sản xuất, mỗi sản phẩm Oresol có những hàm lượng khác nhau như: Oresol 4,1g, Oresol 5,6g, Oresol 27,9g.

3. ORS được dung trong những trường hợp nào?
- Chỉ định phòng và điều trị mất nước, điện giải trong tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa, đi ngoài ra nước.

- Hỗ trợ điều trị bù nước – điện giải trong do nôn mửa, sốt cao, nhất là với trẻ em

- Sốt xuất huyết độ I, II, III

- Trong trường hợp mất nước do hoạt động thể lực như chơi thể thao, tập luyện nặng nhọc

- Mất sức do làm việc trong môi trường nắng nóng…

4. Cách sử dụng ORS như thế nào cho đúng?

- Hòa tan hoàn toàn hết gói bột với lượng nước hướng dẫn trên bao bì. Sau khi pha xong có thể cho trẻ uống trong vòng 24h (quá 24h thì bỏ thuốc cũ, pha thuốc mới nếu tiếp tục cần sử dụng ORS).

Phụ huynh nên pha ORS bằng nước đun sôi để nguội, không pha với nước khoáng bởi trong nước khoáng đã có thành phần các ion điện giải làm sai tỷ lệ các chất điện giải trong dung dịch.

5. Liều dung ORS cho trẻ em bị mất nước, điện giải như thế nào?

Phác đồ A: Điều trị những trường hợp tiêu chảy chưa có biểu hiện mất nước. Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường phòng mất nước.

Cách cho uống như sau: Số lƣợng uống: Cho trẻ uống nƣớc sau mỗi lần đi ngoài với số lƣợng nƣớc nhƣ sau:

Tuổi

Lượng ORS sau mỗi lần đi ngoài

Lượng ORS cần cung cấp để dùng tại nhà

< 24 tháng

50 – 100ml

500ml

2-10 tuổi

100 – 200ml

1000ml

> 10 tuổi

Uống theo nhu cầu

2000ml

 

Cách cho uống:

+ Trẻ < 2 tuổi, cho uống từng thìa, trẻ lớn cho uống từng ngụm một bằng cốc hoặc bằng bát.

+ Trẻ bị nôn, dừng lại đợi 5-10 phút sau lại tiếp tục cho uống.

+ Cần động viên người mẹ chịu khó cho con uống, vì chỉ có cho uống mới tránh được hậu quả nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy.

Phác đồ B: Điều trị các trường hợp mất n2ớc vừa và nhẹ, cho bệnh nhi uống ORS dựa theo cân nặng hay tuổi (nếu không cân được).

Số lượng nước (ml) uống trong 4 giờ = Cân nặng bệnh nhi x 75 ml.

Cách cho uống:

+ Trẻ nhỏ 2 tuổi thì cho uống từng thìa, cứ 1-2 phút cho uống 1 thìa, đối với trẻ lớn cho uống từng ngụm bằng chén.

+ Nếu trẻ nôn cho ngừng uống 10 phút sau đó cho uống chậm hơn. + Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước; nếu hết triệu chứng mất nước chuyển sang phác đồ A, trẻ còn dấu hiệu mất nước vừa và nhẹ thì tiếp tục theo phác đồ B. Nếu nặng lên thì chuyển sang phác đồ C.

6. Tác dụng phụ khi dùng ORS: Hiện chưa có những công bố về tác dụng phụ của thuốc. Nhưng đã có những trường hợp diễn biến xấu khi sử dụng ORS không đúng cách.

Khi pha oresol không đúng cách, sai thể tích nước, không dùng đúng liều, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như:

- Tình trạng hôn mê nhẹ thường gặp

- Tỷ lệ bù nước quá mức, tăng lượng natri huyết thường ít gặp

- Suy tim xuất phát từ việc bù nước quá mức hiếm gặp
 

Bạn uống oresol quá liều, lượng muối trong cơ thể tăng cao, có thể gây nên các triệu chứng điển hình như:

- Bị co giật và co giật ở phần cơ bắp;

- Tim đập nhanh hơn bình thường;

- Hoa mắt chóng mặt;

- Huyết áp tăng ở mức cao;

- Thường xuyên cáu gắt, cơ thể mệt mỏi và cảm giác bồn chồn;

- Sưng bàn chân hoặc có thể bị sưng ở phần cẳng chân.

 

 

Bệnh viện nhi Thái Bình có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị y tế đầy đủ, xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị Tiêu chảy cấp ở trẻ em. Để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline  1900888662 để được hỗ trợ.

Nguồn tin:

 [1]: Quyết định 3312/QĐ-BYT, ngày 07/8/2015 Về việc ban hành Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị một số bệnh  thường gặp ở trẻ em, trang 621.

 

Tác giả bài viết: Phòng KHTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay9,379
  • Tháng hiện tại176,572
  • Tổng lượt truy cập9,059,883
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây