Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

TÌM HIỂU BỆNH LÝ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Thứ ba - 14/01/2025 15:35 15 0
Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý là một nhóm những triệu chứng về hành vi bao gồm những biểu hiện giảm tập trung chú ý, tăng hoạt động quá mức, xung động thiếu kiềm chế, khởi phát trước 7 tuổi và có xu hướng tiến triển kéo dài. Rối loạn này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ xã hội của trẻ với những người xung quanh.
TÌM HIỂU BỆNH LÝ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

1. Tăng động giảm chú ý là gì?

Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý là một nhóm những triệu chứng về hành vi bao gồm những biểu hiện giảm tập trung chú ý, tăng hoạt động quá mức, xung động thiếu kiềm chế, khởi phát trước 7 tuổi và có xu hướng tiến triển kéo dài. Rối loạn này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ xã hội của trẻ với những người xung quanh.
Có ba dạng rối loạn tăng động giảm chú ý:

- Hiếu động-bốc đồng: những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý dạng hiếu động-bốc đồng phải đối mặt với tình trạng hiếu động và bốc đồng quá mức

- Không chú ý: những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý nhóm này có triệu chứng nổi bật nhất là ít chú ý

- Kết hợp hiếu động, bốc đồng và giảm chú ý: những người thuộc nhóm này có triệu chứng của cả 2 nhóm trên.

Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý gặp ở 2-10% trẻ em lứa tuổi tiểu học, trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái.

2. Những nguyên nhân thường gặp nào dẫn đến tăng động giảm chú ý?

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của ADHD nhưng các nỗ lực nghiên cứu vẫn tiếp tục. Các yếu tố có thể liên quan đến sự phát triển của ADHD bao gồm những tổn thương não, các vấn đề về thần kinh, do di truyền, môi trường sống bất lợi như gia đình sống chật chội đông người, cách giáo dục trẻ không đúng.

3. Các yếu tố nguy cơ và đối tượng dễ mắc ADHD:

- Người thân trong gia đình mắc ADHD hoặc các rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

- Chấn thương sọ não.

- Tiếp xúc với chất độc khi mang thai, chẳng hạn như chì, chủ yếu được tìm thấy trong nước sơn và đường ống trong các tòa nhà cũ.

- Sử dụng rượu và thuốc lá khi mang thai.

- Sinh non.

- Cân nặng khi sinh thấp.

4. Các triệu chứng thường gặp trong tăng động giảm chú ý là gì?

* Thiếu chú ý: Theo DSM-5, người thuộc dạng rối loạn này phải có ít nhất 6 trong 9 hành vi được thực hiện thường xuyên sau:

- Không chú ý đến chi tiết hoặc mắc lỗi trong học tập hoặc công việc.

- Thiếu tập trung khi tham gia các hoạt động.

- Không lắng nghe người khác khi họ đang nói chuyện với mình.

- Không làm theo hướng dẫn và không hoàn thành bài tập ở trường, công việc nhà hoặc nhiệm vụ được giao (có thể thực hiện công việc nhưng nhanh chóng mất tập trung).

- Gặp vấn đề trong tổ chức: không quản lý tốt thời gian, công việc lộn xộn, thiếu trách nhiệm,…

- Né tránh hoặc không thích những công việc đòi hỏi phải vận dụng trí óc liên tục.

- Thường xuyên làm mất những thứ cần thiết cho công việc hoặc cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như giấy tờ tùy thân, sách, chìa khóa, ví, điện thoại di động.

- Dễ bị phân tâm.

- Quên thực hiện các công việc hàng ngày.

* Tăng động hoặc bốc đồng: Để chẩn đoán loại ADHD này, người bệnh phải có ít nhất 6 triệu chứng xảy ra thường xuyên sau đây:

- Bồn chồn, hay vặn vẹo trên ghế.

- Không thể ngồi yên (trong lớp học, nơi làm việc).

- Chạy hoặc leo trèo ở nơi không phù hợp.

- Không thể chơi hoặc thực hiện các hoạt động giải trí một cách yên tĩnh.

- Nói quá nhiều.

- Thốt ra câu trả lời trước khi câu hỏi kết thúc.

- Gặp khó khăn khi chờ đến lượt của mình, chẳng hạn như khi đứng xếp hàng.

- Làm gián đoạn hoạt động hoặc xâm phạm người khác.

ADHD dạng kết hợp nếu có những triệu chứng của thiếu chú ý và tăng động, bốc đồng. Theo DSM-5, người bệnh phải thể hiện ít nhất 12 trong tổng số hành vi (ít nhất 6 hành vi thiếu chú ý và 6 hành vi tăng động, bốc đồng).

5. Các biện pháp điều trị tăng động giảm chú ý: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn với gia đình và nhà trường!

* Liệu pháp hóa dược: Một số loại thuốc có thể cải thiện các triệu chứng tăng động giảm chú ý nhưng phải được kê đơn, đánh giá, theo dõi của những người có chuyên môn.

* Liệu pháp tâm lý:

- Liệu pháp hành vi nhận thức:

+ Giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, chia nhỏ các bước của nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ cách làm.

+ Khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt.

+ Lắng nghe trẻ giải thích lý do và chỉ cho trẻ biết trẻ đã sai ở chỗ nào và tìm cách khắc phục.

+ Những hành vi sai vẫn tái phạm cần nghiêm khắc hơn với trẻ như phạt bằng thời gian tách biệt, không được hưởng quyền lợi.

+ Cha mẹ cần có thái độ mềm mỏng nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Tránh đánh mắng trừng phạt trẻ sẽ làm cho rối loạn nặng thêm.

- Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội.

- Tư vấn gia đình.

- Các bài tập tâm vận động nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp.

- Chơi trị liệu phù hợp giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi. Đi bộ, tập thư giãn giúp trẻ giảm mức độ tăng hoạt động.

- Trị liệu nhóm.

 

Phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ tăng động giảm chú ý giúp trẻ cải thiện triệu chứng, học tập, sinh hoạt tốt hơn.

Bệnh viện nhi Thái Bình có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị y tế đầy đủ để chẩn đoán, can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý, để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline  1900888662 để được hỗ trợ.

Nguồn tin:

 [1]: Quyết định 3312/QĐ-BYT, ngày 07/8/2015 Về việc ban hành Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị một số bệnh  thường gặp ở trẻ em, trang 726.

Tác giả bài viết: Phòng KHTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập137
  • Hôm nay9,581
  • Tháng hiện tại176,774
  • Tổng lượt truy cập9,060,085
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây