Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

CHẬM NÓI Ở TRẺ EM LÀ GÌ ? KHI NÀO CẦN CHO TRẺ ĐI KHÁM CHẬM NÓI ?

Thứ tư - 08/01/2025 13:01 28 0
Trẻ chậm nói là một trong những tình trạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và can thiệp sớm giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ.
CHẬM NÓI Ở TRẺ EM LÀ GÌ ? KHI NÀO CẦN CHO TRẺ ĐI KHÁM CHẬM NÓI ?

1. Trẻ chậm nói là gì ? Phương pháp can thiệp tập nói cho trẻ ?
- Bình thường trẻ bắt đầu bập bẹ một số từ đơn lúc 12 -18 tháng. Chậm nói là sau 2 tuổi rưỡi trẻ chưa nói được từ nào, hoặc mới nói bập bẹ được vài từ đầu hoặc trẻ chỉ phát ra một số âm thanh như nguyên âm: a…a…a; e…e…e.

- Tập nói là sử dụng các phương pháp để tập phát âm cho trẻ có khó khăn về nói.

- Nguyên lý xây dựng bài tập nói theo mức độ hiểu, diễn đạt thực tế của trẻ mà đưa ra bài tập phù hợp, phương pháp tập nói được chỉ định: trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ chậm phát triển tâm thần, trẻ tự kỷ, trẻ khiếm thính.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói ?

Thật khó để phân biệt trẻ chỉ chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ. Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau mà tình trạng chậm nói ở trẻ cũng có những biểu hiện khác nhau. Một số dấu hiệu ba mẹ cần quan tâm ở trẻ chẳng hạn như

- Đến 12 tháng

+ Trẻ chưa biết bắt chước âm thanh hay lặp lại lời nói của mọi người xung quanh.

+ Trẻ không sử dụng cử chỉ, chẳng hạn như chỉ tay hoặc vẫy tay tạm biệt.

- Đến 18 tháng

+ Trẻ thích dùng cử chỉ để giao tiếp hơn là dùng lời nói.

+ Gặp khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu bằng lời nói đơn giản.

- Đến 24 tháng

+ Trẻ chỉ biết bắt chước lời nói hoặc hành động của người khác.

+ Chưa tự nói theo ý mình hoặc chỉ nói được vài từ đơn giản.

+ Thường chỉ lặp lại lời nói của người khác, mà không diễn đạt được đúng ý của mình.

+ Giọng nói thường khác lạ so với các trẻ cùng tuổi.

- Đến 36 tháng

+ Trẻ vẫn chưa thể kết hợp các từ thành một câu hoàn chỉnh để thể hiện ý muốn.

+ Vốn từ vẫn còn hạn chế.

+ Không thể gọi tên các vật quen thuộc.

+ Ngay cả ba mẹ cũng sẽ khó hiểu được lời nói của con.

3. Phương pháp can thiệp trẻ chậm nói

3.1. Dựa theo mức độ hiểu ngôn ngữ

Nguyên tắc dạy hiểu ngôn ngữ:

- Trẻ phải hiểu, biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói.

- Nói chuyện nhiều với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to.

- Sử dụng dấu hiệu để giúp trẻ hiểu.

- Chỉ sử dụng 1 vài đồ vật hoặc tranh ảnh, chỉ một người hướng dẫn.

- Động viên khen thưởng đúng lúc.

Bước 1: Đánh giá trẻ.

Bước 2: Lập chương trình huấn luyện.

Bước 3: Đánh giá kết quả, lập chương trình huấn luyện tại nhà.

3.2. Mức độ diễn đạt ngôn ngữ

- Mục tiêu: Trẻ sẽ tự nói, làm dấu, chỉ vào các bức tranh.

Bước 1: Đánh giá trẻ.

Bước 2: Lập chương trình huấn luyện. Chọn 1 đến 2 kỹ năng cho đợt huấn luyện.

Bước 3: Đánh giá kết quả, lập chương trình huấn luyện tại nhà.

Bệnh viện nhi Thái Bình có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn thăm khám phát hiện và can thiệp cho các trẻ chậm nói. Để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline 1900888662 để được hỗ trợ.


Nguồn tin

1. Quyết đinh số 54/QĐ-BYT ngày 06/01/2014 của Bộ Y tế ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”.

2. Quyết định số 3959 /QĐ-BYT ngày 22/9/2015 của Bộ Y tế quyết đi ̣nh ban hành định mức kinh tế kỹ thuât làm cơ sở xây dưng giá dịch vụ khám bênh, chữa bệnh.

3. Ban hành kèm theo Quyết định số 1793/QĐ-BVN ngày 28/12/2023 của BV Nhi Thái Bình

Tác giả bài viết: Phòng kế hoạch - tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay9,008
  • Tháng hiện tại176,201
  • Tổng lượt truy cập9,059,512
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây