Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

TÁO BÓN Ở TRẺ EM NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ?

Thứ sáu - 15/11/2024 12:43 31 0
TÁO BÓN Ở TRẺ EM NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ?

1. Khi nào trẻ được cho là bị táo bón?

Táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, phân to cứng, đau và khó khăn khi đi ngoài kèm theo đi ngoài phân són. Theo tiêu chuẩn ROME III , một trẻ được chẩn đoán là táo bón khi có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau trong vòng 1 tháng với trẻ < 4 tuổi, 2 tháng đối với trẻ > 4 tuổi:

  • < 3 lần đi ngoài mỗi tuần.
  • Ít nhất một lần són phân mỗi tuần ở trẻ đã đƣợc huấn luyện đi ngoài.
  • Tiền sử nhịn đi ngoài hoặc đi ngoài đau và khó khăn.
  • Có khối phân lớn trong trực tràng.
  • Có tiền sử đi ngoài đau hoặc khó khăn.
  • Tiền sử đi ngoài phân to có thể gây tắc bồn cầu

2. Những nguyên nhân nào khiến trẻ bị táo bón?

2.1 Nguyên nhân thực thể:

 - Nguyên nhân thần kinh: thần kinh dạ dày- ruột (bệnh phình đại tràng bẩm sinh- Hirschsprung, loạn sản thần kinh ruột, bệnh Chaga); thần kinh trung ương (bại não, thoát vị màng não tủy, u dây sống, tật nứt dọc tủy sống).

 - Táo bón do nguyên nhân nội tiết chuyển hóa hoặc bệnh hệ thống: suy giáp trạng, đa xơ cứng, tăng hoặc giảm calci máu…

2.2 Nguyên nhân do rối loạn cơ năng:

 + Trẻ nhịn đi ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất.

 + Trẻ được cho ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là những trẻ bắt đầu ăn dặm.

 + Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón.

 + Chế độ ăn thiếu chất xơ, lương nước không đủ.

3. Điều trị táo bón như thế nào?

 - Tư vấn: Giải thích cho cha mẹ và trẻ biết tình trạng và các can thiệp.

 - Thụt tháo phân (trước khi điều trị duy trì).

 - Điều trị duy trì (bao gồm điều trị thuốc, chế độ ăn và huấn luyện đi ngoài).

 - Chế độ ăn: Tăng lượng dịch, carbonhydrate và chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ: rau quả, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt.

 - Một số trẻ táo bón do bất dung nạp sữa bò: Dùng sữa đậu nành hoặc sữa đạm thủy phân.

 - Huấn luyện đi ngoài.

* Điều trị táo bón thực thể: Tùy thuộc vào nguyên nhân:

 - Bệnh phình đại tràng bẩm sinh: phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng vô hạch.

 - Bệnh suy giáp trạng bẩm sinh: liệu pháp hormone thay thế.

 - Khối u vùng tủy- thắt lưng, các dị tật thần kinh như thoát vị màng não tủy hoặc tật nứt dọc đốt sống phải được điều trị triệt để bằng phẫu thuật…

4. Khi nào trẻ bị táo bón cần đến khám tại bệnh viện?

Đối với trường hợp trẻ bị táo bón thoáng qua có thể chỉ cần chăm sóc và can thiệp các biện pháp tại nhà, điều chỉnh chế độ ăn giàu chất xơ (rau xanh và trái cây), uống đủ lượng nước theo nhu cầu độ tuổi mỗi ngày. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ bị táo bón rơi vào một trong các trường hợp sau cần đưa trẻ đi đến Bệnh viện như sau:

- Trẻ bị táo bón kéo dài trên 2 tuần.

- Trẻ mới sinh bị táo bón, chướng bụng thường xuyên, lặp lai dù đã thực hiện các can thiệp tại nhà.

- Trẻ bị táo bón kèm theo một trong các triệu chứng như sốt cao, nôn trớ, chướng bụng, đại tiện ra máu sụt cân,...

Bệnh viện nhi Thái Bình có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị y tế đầy đủ để chẩn đoán và điều trị bệnh lý táo bón, để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline  1900888662 để được hỗ trợ.

Nguồn tin:

 [1]: Quyết định 3312/QĐ-BYT, ngày 07/8/2015 Về việc ban hành Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị một số bệnh  thường gặp ở trẻ em, trang 330.

 

Tác giả bài viết: Phòng KHTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay1,201
  • Tháng hiện tại85,056
  • Tổng lượt truy cập8,727,575
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây