1 Vàng da tăng bilirubin gián tiếp là gì? Có nguy hiểm không?
Vàng da tăng bilirubin gián tiếp là do tình trạng tăng phá hủy hồng cầu, giảm chức năng của men chuyển hóa bilirubin, hoặc tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột. Hậu quả có thể gây tổn thương não, để lại di chứng nặng nề.
2 Nguyên nhân gây vàng da tăng bilirubin gián tiếp?
2.1 Tăng sản xuất bilirubin:
- Nguyên nhân hay gặp nhất gây vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh là tăng sản xuất bilirubin sinh lý ( Vàng da sinh lý): Vàng da có bướu huyết thanh/bướu huyết xương sọ/máu tụ khác...
- Nguyên nhân bệnh lý gây tan máu:
2.2. Giảm chức năng chuyển hóa bilirubin:
Hội chứng Crigler-Naajar, hội chứng Gilbert, bệnh lý chuyển hóa di truyền (galactosemia, suy giáp trạng bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa tyrosin, methionin, thiếu α1 antitrypsin…), con của những bà mẹ đái tháo đường.
2.3. Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột:
Hẹp môn vị, tắc ruột non, megacolon, tắc ruột phân su, sử dụng thuốc gây liệt ruột.
2.4. Vàng da do sữa mẹ
3 Biểu hiện của vàng da là gì?
Biểu hiện trên da, niêm mạc
- Vàng da xuất hiện đầu tiên ở mặt và củng mạc khi bilirubin toàn phần trong máu TSB 4-8mg/dL, xuất hiện ở lòng bàn tay và chân khi TSB >15 mg/dL.
- Vàng da được phát hiện khi dùng ngón tay ấn vào vùng da nghi ngờ vàng da (trán, vùng trước xương ức , đùi, cánh tay, cẳng tay cẳng chân, bàn tay bàn chân) ấn khoảng 5 giây, buông ra quan sát xem có vàng không.
Khám các dấu hiệu lâm sàng khác có thể gợi ý nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây vàng da, tìm triệu chứng của bệnh não cấp do tăng bilirubin như lừ đừ, mất phản xạ bú, tăng trương lực cơ, cơn xoắn vặn….
4 Cách phân biệt được vàng da sinh lý và bệnh lý?
*Vàng da sinh lý: Thường gặp trong tuần đầu sau đẻ, vàng da rõ nhất thường vào ngày thứ 3 (trẻ đủ tháng), vào ngày thứ 5 (trẻ đẻ non)và sau đó giảm dần. Trẻ tỉnh táo, ăn bú tốt.
*Vàng da bệnh lý:
- Vàng da xuất hiện trước 24 giờ tuổi
- Vàng da tăng nhanh.
- Vàng da kèm theo các dấu hiệu khác: li bì, nôn, ăn kém, nhiệt độ không ổn định, ngừng thở …
5 Vàng da sơ sinh điều trị như thế nào?
Tùy vào loại vàng da trẻ mắc phải, nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng trong từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cách trị vàng da ở trẻ sơ sinh phù hợp.
* Vàng da sinh lý: Vàng da nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc và theo dõi tại nhà.
* Vàng da bệnh lý: Trẻ cần nhập viện điều trị tình trạng vàng da và nguyên nhân gây vàng da. Một số cách điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp gồm:
- Chiếu đèn vàng da sơ sinh: Đây là phương pháp trị vàng da phổ biến nhất, giúp biến bilirubin gián tiếp thành các sản phẩm đồng phân tan trong nước, không độc và thải ra ngoài; từ đó, giảm nồng độ bilirubin máu xuống mức an toàn. Trẻ được đặt trong nôi, cởi trần, mặc tã, che mắt và được chiếu đèn với bước sóng ánh sáng xanh.
- Thay máu: Được thực hiện khi trẻ vàng da quá nặng có nguy cơ vàng da nhân, nồng độ bilirubin trong máu đến ngưỡng thay máu.
- Truyền Immunoglobulin: song song với phương pháp chiếu đèn hoặc sau khi thay máu.
6 Khi nào nên đưa bé bị vàng da đến cơ sở y tế?
Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ ngay lập tức nếu trẻ có những biểu hiện sau:
Tại Bệnh viện nhi Thái Bình, Vàng da sơ sinh được tiếp nhận khám, tư vấn và điều trị, bố mẹ đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline 1900888662 để được hỗ trợ.
Nguồn tin:
[1]: Quyết định 3312/QĐ-BYT, ngày 07/8/2015 Về việc ban hành Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em.
Tác giả bài viết: Phòng KHTH
Ý kiến bạn đọc