Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Hẹp khí quản ở trẻ em

Thứ ba - 14/01/2025 09:10 24 0
Đầu tháng 12/2024, bệnh viện Nhi Thái Bình đã khám và phát hiện một trường hợp trẻ 2 tháng tuổi bị Hẹp khí quản bẩm sinh.
Bệnh nhi tiền sử sinh ra khỏe mạnh, đủ tháng, cân nặng khi sinh 3kg, 01 tháng đầu sau sinh trẻ ăn bú tốt, tăng cân được. Sau đó, trẻ bắt đầu xuất hiện khò khè tăng dần cả lúc thức và lúc ngủ, ho húng hắng. Nghĩ trẻ bị viêm đường hô hấp thông thường nên gia đình tự mua thuốc cho con điều trị tại nhà và đến Phòng khám tư khám và dùng thuốc theo đơn nhưng tình trạng của trẻ không đáp ứng. Đến khi trẻ ho nặng hơn, khò khè nhiều hơn, bú ít đi, và tăng cân chậm gia đình mới cho trẻ khám và nhập viện Nhi Thái Bình. Tại Bệnh viện, trẻ được thăm khám, làm các xét nghiệm, được chẩn đoán: Viêm phổi nặng/ TD mềm sụn thanh quản và điều trị theo phác đồ viêm phổi cộng đồng. Sau thời gian điều trị 8 ngày, trẻ tiến triển khá hơn, không còn ho nặng tiếng, không thở gắng sức, bú tốt hơn nhưng không hết khò khè. Nghi ngờ có bất thường đường dẫn khí, các bác sĩ đã hội chẩn, và tiến hành nội soi khí phế quản bằng ống soi mềm cho trẻ, kết quả phát hiện trẻ có hẹp nặng khí quản. Sau đó, trẻ được chuyển tuyến lên bệnh viện Nhi Trung Ương xét chỉ định phẫu thuật sửa hẹp khí quản.
 
hkq1

Hẹp khí quản trẻ em là tình trạng hẹp bẩm sinh hoặc mắc phải của khí quản với kích thước giải phầu sinh lý bình thường theo độ tuổi ở trẻ, gây triệu chứng của tắc nghẽn đường dẫn khí.
Hẹp khí quản bẩm sinh: Đây là một bệnh lý hiểm gặp (tỷ lệ mắc ước tính là khoảng 1/50.000 trẻ sinh sống), thường kết hợp với các dị dạng khác của hô hấp, tim mạch và dạ dày ruột.
Những bé bị hẹp khí quản rất dễ mắc viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn sẽ hình thành những cục đờm do tình trạng tăng tiết chất nhầy trong đường thở. Khi đó, bệnh nhi rơi vào trạng thái như chết đuối trên cạn.
Triệu chứng
    Triệu chứng của tắc nghẽn đường dẫn khí sẽ thay đồi tùy thuộc vào vị trí hẹp, mức độ hẹp và nguyên nhân.
- Hẹp 1/3 trên của khí quản: triệu chứng của tắc nghẽn đường hô hấp trên nổi bật, tùy vào mức độ hẹp trẻ sẽ có khó thở chủ yếu thì hít vào, co lõm hõm trên ức, tiếng rít thì hít vào.
- Hẹp 1/3 giữa và 1/3 dưới của khí quản: triệu chứng của tắc nghẽn đuờng dẫn khí trên và dưới, tùy vào mức độ hẹp trẻ sẽ có biểu hiện khò khè, thở rít, khó thở hai thì. Hẹp 1/3 dưới khí quản gần carina trẻ có thể chỉ biểu hiện khò khè, nghe phổi có ran ngáy, rất khó phân biệt với những bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp dưới khác như: hen/ suyễn, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, dị vật đường thở, lao nguyên phát ,… → Do đó, bất kỳ một bệnh lý hô hấp với biểu hiện khò khè, khó thở kém đáp ứng với điều trị, cần nghĩ đến một chẩn đoán khác và khai thác lại bệnh sử, đề nghị cận lâm sàng hỗ trợ chấn đoán.
 
hkq2

    Các cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán
- X-quang ngực thẳng, X-quang vùng cổ ngực: là phương pháp chẩn đoán hình ảnh ban đầu có thể cho thấy vị trí và đoạn khí quản bị hẹp, khi có dấu hiệu nghi ngờ cần đề nghị thêm CT ngực cản quang có dựng hình đường dẫn khí hoặc MRI ngực.
- CT ngực cản quang có dựng hình đường dẫn khí và MRI ngực: giúp chẩn đoán xác định tình trạng hẹp, vị trí, chiều dài đoạn hẹp; khảo sát các bất thường khác đi kèm như dị dạng khác của hệ hô hấp, tim mạch; là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả trong chẩn đoán nguyên nhân hẹp khí quản do vòng mạch hoặc u trung thất chèn ép.
- Nội soi khí phế quản bằng ống soi mềm là một trong những thủ thuật không thể thiếu trong chẩn đoán xác định, phân độ hẹp khí quản, theo dõi diễn tiến sau điều trị can thiệp hẹp khí quản; khảo sát các bất thường khác của đường dẫn khí, dò khí thực quản, mềm sụn khí quản,…
- Siêu âm tim, DSA: giúp chẩn đoán nguyên nhân hẹp khí quản do vòng mạch hoặc các dị dạng tim mạch đi kèm. Đo PH thực quản, nội soi thực quản dạ dày, chụp TOGD,...: giúp chẩn đoán nguyên nhân hẹp khí quản có liên quan trào nguợc dạ dày thực quản, dò khí thực quản hoặc các dị dạng đường tiêu hóa kết hợp.
 Các phương pháp điều trị hẹp khí quản: Việc lựa chọn phương pháp điều trị hẹp khí quản phụ thuộc vào: vị trí hẹp, độ nặng hẹp khí quản, nguyên nhân gây hẹp, tình trạng hô hấp hiện tại, tuổi bệnh nhi, bệnh lý đi kèm, các điều trị thất bại trước đó, trình độ đào tạo chuyên môn tại cơ sở y tế. Có hai nhóm điều trị chính: phương pháp điều trị bảo tổn, phuơng pháp phẩu thuật, tạo hình khí quản.
Sau cùng, các bác sĩ Bệnh viện Nhi xin khuyến cáo: Các cha mẹ lưu ý, nếu trẻ sau khí ra đời có tiếng thở khò khè khi thức và cả trong khi ngủ, đặc biệt lúc hít thở vào có tiếng khò khè rõ do đường thở bị hẹp, thì cha mẹ có thể nghĩ đến nguy cơ trẻ bị hẹp khí quản. Cha mẹ nên đưa con đến các bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp trẻ em để được thăm khám, nội soi đường thở, chẩn đoán chính xác, đồng thời lên kế hoạch xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho con.

Tác giả bài viết: BS Phạm Thị Hiên – khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Thái Bình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay8,866
  • Tháng hiện tại176,059
  • Tổng lượt truy cập9,059,370
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây