- Thông báo Thông tin mới nhất từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương về diễn biến cơ bão số 3 Yagi trên Biển Đông.
- Tổ chức họp Ban Chỉ đạo phòng chống bão lụt bệnh viện; họp các thành viên 2 đội phòng, chống bão, lụt thảm họa và tìm kiếm cứu nạn, bộ phận bảo vệ, coi xe, để bàn biện pháp và triển khai kế hoạch phòng chống.
- Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa bệnh viện, thông báo trực tiếp của các khoa phòng về các nội dung như thông tin về cơn bão; hướng dẫn người nhà người bệnh nhân phối hợp trong thực hiện các phương án về phòng chống bão, lụt, thảm họa của bệnh viện; giáo dục sức khỏe cho nhân dân, bệnh nhân về vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, việc chủ động của người nhà về tài chính, lương thực, trang bị phòng hộ,...
Trong khi cơn bão số 3 Yagi diễn ra, Bệnh viện Nhi Thái Bình luôn thực hiện tốt mọi hoạt động:
- Thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ: Có mặt thường xuyên tại vị trí trực và các vị trí được phân công giải quyết công việc. Chỉ khi có lệnh của Ban chỉ đạo mới được chuyển chế độ thường trực.
- Trong quá trình thường trực luôn thường xuyên kiểm tra toàn bộ nhà cửa, kho tàng, nơi người bệnh và cán bộ Bệnh viện ở: Việc chằng chống nhà cửa; Đảm bảo thuốc men, các phương tiện máy móc, tài liệu được di chuyển, che đậy để tránh không bị ngập nước, hắt nước hoặc đổ vỡ; Phương án quản lý người bệnh khi mưa to, gió lớn; Phương án bảo vệ người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế khi xảy ra đổ nhà, hỏng tường, hỏng cửa kín, chập điện, mất điện.
- Phát hiện sớm các nguy cơ và xử lý kịp thời.
- Nếu phát hiện nguy cơ đổ nhà, hư hại tường, cửa kính ảnh hướng đến tính mạng người bệnh phải triển khai ngay phương án sơ tán người bệnh.
- Trong trường hợp sập nhà phải ưu tiên hàng đầu công tác cứu nạn. Trường hợp khẩn cấp cần chi viện tuyến trên phải báo cáo về đơn vị có liên quan và Sở Y tế xin chi viện kịp thời.
- Khi có cháy nổ xảy ra: Tại nơi cháy nổ xảy ra, ngay lập tức được cắt điện. Đồng thời báo cháy và thông báo với những người gần nhất biết cháy ở đâu, cháy cái gì. Điện ngay cho Trưởng ban chỉ đạo phòng chống bão, lụt, thảm họa Bệnh viện; Tổ chức ngay dập tắt đám cháy. Nếu cháy lớn có thể ảnh hưởng đến tính mạng người thì phải nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng cháy và cấp cứu.
- Duy trì thường xuyên, liên tục hệ thống thông tin liên lạc giữa các tuyến, nắm bắt kịp thời diễn biến bão, lụt, thảm hoạ và chỉ đạo của cấp trên, đồng thời đề xuất chi viện khi cần thiết.
- Ghi chép theo dõi đầy đủ các diễn biến bão, lụt, thảm họa thường kỳ 02 giờ/ lần và khi cần để báo cáo Ban chỉ đạo xin hướng chỉ đạo cụ thể nếu vượt quá phạm vi xử lý của mình. 02 đội cấp cứu lưu động tăng cường cho Tổ thường trực phòng chống bão, lụt; Chuẩn bị đầy đủ các cơ số thuốc, trang bị, phương tiện cấp cứu sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Do thực hiện tốt công tác dự báo, phòng chống bão, sau cơn bão số 3, Bệnh viện Nhi Thái Bình không có thiệt hại về người và tài sản trong bệnh viện, các trang thiết bị, vật tư y tế được bảo quản tốt, đảm bảo công tác chuyên môn. Về ngoại cảnh, có một số cây của bệnh viện bị đổ. Sau cơn bão, Ban chỉ đạo, đội Phòng chống bão lụt và các khoa phòng đã bố trí nhân lực tham gia dọn dẹp, sửa chữa tài sản do ảnh hưởng sau bão để đảm bảo tốt công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhi.
Một số hình ảnh khắc phục hậu quả sau bão: