Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

THIẾU MÁU THIẾU SẮT: NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG

Thứ hai - 25/11/2024 07:21 49 0
Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến và là thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu ở trẻ em. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt khoảng 40 – 50%.
THIẾU MÁU THIẾU SẮT: NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG

1. Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể không đủ sắt đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau, có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, sắt và ferritin huyết thanh giảm.
 

2. Chẩn đoán thiếu máu theo lứa tuổi khi Hemoglobin giảm hơn bình thường theo lứa tuổi như sau:

- Sơ sinh < 140g/L

- 2 tháng <90g/L

- 3 – 6 tháng < 95g/L

- Từ 6 tháng đến 2 tuổi < 105g/L

- 2 – 6 tuổi<115g/L

- Từ 6 đến 14 tuổi < 120g/ L

- Người trưởng thành: Nam <130g/L, nữ < 120g/L. Phụ nữ có thai < 110g/L.

 (Theo Manual of Pediatric Hematology and Oncology)

3. Những nguyên nhân gây nên thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em?

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt với 4 nhóm chính như sau:

- Do cung cấp thiếu sắt: trẻ thiếu sữa mẹ, thiếu dinh dưỡng, thiếu thức ăn nguồn gốc động vật, ăn bột kéo dài, trẻ đẻ non nhẹ cân, sinh đôi, cung cấp ít sắt trong thai kỳ.

- Do mất máu mạn tính như chảy máu đường tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng như giun móc, ...

- Do nhu cầu sắt cao ở giai đoạn cơ thể phát triển nhanh như trẻ dưới 1 tuổi, ở thời kỳ dậy thì, phụ nữ có thai, trẻ bệnh tim bẩm sinh có tím.

- Do hấp thu sắt kém như mắc các bệnh mạn tính đường tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu, bị cắt dạ dày, ...

4. Thiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng gì đến cơ thể trẻ?

Thiếu máu xảy ra từ từ, mức độ thường nhẹ đến vừa, ít khi thiếu máu nặng, da xanh, niêm mạc nhợt; móng tay và móng chân nhợt nhạt, có thể có khía dễ gãy. Trẻ mệt mỏi, ít vận động, chậm phát triển, với trẻ lớn học kém tập trung.

- Tiêu hóa: Chán ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, giảm độ toan dạ dày.

- Thần kinh trung ương: Mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền, chậm phát triển, kém tập trung , sức học giảm, phù gai thị.

- Tim mạch: Tim to, nhịp nhanh, thở nhanh, tăng cung lượng tim, tăng khối lượng huyết tương, tăng dung nạp digitalis.

- Cơ xương: Thiếu myoglobin, cytochrom, giảm khả năng luyện tập, giảm sức bền bỉ, tăng nhanh axit lactic ở mô vận động, giảm α-glycerophosphate oxidase, thay đổi khoang sọ trên Xquang.

- Hệ miễn dịch: Tăng nhiễm khuẩn: rối loạn chuyển dạng bạch cầu, giảm myeloperoxidase, rối loạn khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính, giảm khả giảm mẫn cảm da, tăng mẫn cảm với vi khuẩn.

- Giảm nhiễm khuẩn: ức chế vi khuẩn phát triển (giảm transferrin và Fe tự do) kích thích vi khuẩn không gây bệnh phát triển.

5. Các chỉ số xét nghiệm thay đổi như thế nào trong thiếu máu thiếu sắt?

- Hemoglobin giảm so với chỉ số bình thường theo tuổi.

- Hồng cầu nhỏ, nhược sắc: MCV, MCH, MCHC giảm hơn trị số bình thường theo tuổi.

- Thường chỉ số RDW > 14.5%.

- Sắt huyết thanh < 9mmol/l. Ferritin huyết thanh < 12 ng/ml.

- Chỉ số bão hòa sắt < 16%.

- Porphyrin tự do hồng cầu > 400mg/l.

6. Điều trị thiếu máu thiếu sắt như thế nào? Điều trị càng sớm càng tốt và phải đảm bảo đủ liều, nâng lượng huyết sắc tố trở lại bình thường.

- Uống chế phẩm sắt, sulfat sắt (II) (chứa 20% sắt nguyên tố) hoặc phức hợp sắt (III) Hydroxide Polymaltose: 4 - 6 mg Fe/kg/ ngày, trong 6 - 8 tuần lễ.

Nếu đúng là thiếu máu thiếu sắt: Sau 5 - 10 ngày: Hồng cầu lưới tăng, Hemoglobin tăng 2,5 - 4,0g/ l/ ngày. Trên 10 ngày: Hemoglobin tăng 1,0 - 1,5g/ l/ ngày.

Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong trường hợp không thể uống được, không hấp thu được.

- Thêm vitamin C: 50 - 100mg/ ngày để tăng hấp thu sắt.

- Truyền máu, chỉ định khi: Hb  40g/ l; cần tăng nhanh lượng Hb (cần phẫu thuật, nhiễm khuẩn nặng); suy tim do thiếu máu nặng.

- Điều trị bệnh gây thiếu sắt: điều chỉnh chế độ dinh dưỡng; điều trị các bệnh mạn tính đường ruột gây kém hấp thu sắt, điều trị các nguyên nhân mất máu mạn tính.

7. Dự phòng thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

- Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu sau sinh.

- Bổ sung sữa có bổ sung sắt nếu không có sữa mẹ.

- Thức ăn bổ sung có nhiều sắt và vitamin C (từ động vật và thực vật).

- Bổ sung sắt cho trẻ sinh thấp cân:

   + 2,0 - 2,5 kg : 1mg/ kg/ ngày,

   + 1,5 - 2,0 kg: 2mg/ kg/ ngày,

   + 1,0 - 1,5 kg: 3mg/ kg/ ngày,

   + < 1,0 kg: 4mg/ kg/ ngày.

 

Bệnh viện nhi Thái Bình có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị y tế đầy đủ để chẩn đoán, theo dõi và điều trị thiếu máu thiếu sắt, để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline  1900888662 để được hỗ trợ.

Nguồn tin:  [1]: Quyết định 3312/QĐ-BYT, ngày 07/8/2015 Về việc ban hành Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị một số bệnh  thường gặp ở trẻ em, trang 539

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập123
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay9,313
  • Tháng hiện tại176,506
  • Tổng lượt truy cập9,059,817
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây