Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em : Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

Thứ năm - 26/12/2024 12:15 40 0
Ngộ độc thực phẩm là một thực trạng báo động trong thời điểm hiện nay. Trong hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 diễn ra sáng 24/12 tại Hà Nội báo cáo công tác y tế của Bộ Y tế năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2025, cho biết trong 11 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.796 người mắc và 21 trường hợp tử vong. Bài viết nhằm cung cấp một số thông tin về vấn đề ngộ độc thực phẩm ở trẻ.
Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em : Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

1. Ngộ độc thực phẩm là gì ?
Ngộ độc thức ăn thường xảy ra trong tập thể, nhiều người cùng bị.
Ngộ độc thức ăn bao gồm:
- Ngộ độc thức ăn bị nhiễm khuẩn
Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn (Salmonella, C. botulinum hoặc chứa sẵn độc
tố của vi khuẩn không bị hủy bởi nhiệt độ cao (S. aureus) gây viêm dạ dày ruột.
- Ngộ độc thức ăn không do nhiễm khuẩn
+ Thực phẩm tự nó có chứa chất độc tự nhiên như ngộ độc cá nóc (
tetradotoxin), trứng cóc( bufotoxin), sắn( cyanic)
+ Thực phẩm có chứa chất độc phụ gia thêm vào như hóa chất bảo quản,
tạo màu, tạo mùi, tạo vị…

2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em ?
Do sử dụng thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc các loại thực phẩm có chứa chất
độc tự nhiêm hay phụ gia thực phẩm.

Các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm:

- Vi khuẩn Salmonella ( vi khuẩn gây thương hàn ): Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella chủ yếu qua các sản phẩm từ sữa, thịt chưa nấu chín kỹ hay các sản phẩm tươi bị nhiễm khuẩn.

- Vi khuẩn E.coli: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cả thức ăn và nước uống khi chúng tiếp xúc với phân động vật.

-Vi khuẩn Listeria: Chúng chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, hải sản, thịt chế biến sẵn. Một số trường hợp ít gặp hơn, vi khuẩn được tìm thấy ở trái cây bị ô nhiễm.

- Vi khuẩn Campylobacter: Vi khuẩn thường xâm nhập vào thịt và sữa chưa tiệt trùng. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy trong nước.

- Vi khuẩn Staphylococcus Aureus ( vi khuẩn tụ cầu vàng ) : Vi khuẩn có thể lây lan qua tiếp xúc tay, hắt hơi hoặc ho. Chúng được tìm thấy nhiều trọng thịt, rau xà lách chế biến sẵn và các chế phẩm từ sữa không đảm bảo vệ sinh.

- Vi khuẩn Shigella ( lỵ trực khuẩn ): Vi khuẩn này thường được tìm thấy trong hải sản, trái cây và rau sống không đảm bảo vệ sinh.

- Virus viêm gan A: Các trường hợp ngộ độc thực phẩm do virus viêm gan A thường khó xác định nguồn lây vì bệnh nhân thường không có biểu hiện sau 15 – 50 ngày kể từ khi nhiễm virus.

- Norovirus: Virus có khả năng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác, nhất là ở những khu vực đông người như nhà trẻ, trường học.

- Một số tác nhân khác: Rotavirus, Cryptosporidium, Entamoeba histolytica, Giardia, Toxoplasma, Bacillus cereus, …
3. Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm ở trẻ em ?
- Bệnh sử: ăn cùng loại thức ăn, nhiều người bị
- Lâm sàng:
+ Nôn, đau bụng, tiêu chảy
+ Sốt thường gặp trong ngộ độc thức ăn nhiễm khuẩn
+ Dấu hiệu mất nước : môi khô, mắt trũng.
+ Dấu hiệu đặc hiệu tùy từng nguyên nhân trong ngộ độc không nhiễm
khuẩn
+ Sốc

- Xét nghiệm
+ Xét nghiệm trực tiếp nhuộm soi và cấy vi khuẩn trong chất nôn, dịch dạ
dày, phân, mẫu thức ăn.

- Chẩn đoán phân biệt
+ Tiêu chảy cấp do rotavirus
+ Tả
+ Bệnh lý tiêu hóa ngoại khoa
+ Nhiễm khuẩn huyết

4. Điều trị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
- Một số trường hợp nghi ngờ ngộ độc hoặc xác định ngộ độc đều cần nhập viện để thăm khám và điều trị
- Điều trị tình huống cấp cứu
+ Hỗ trợ hô hấp
+ Hồi sức sốc
+ Điều trị co giật
- Gây nôn (tại hiện trường): Một số trường hợp cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ bớt thức ăn nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc. Các trường hợp nặng cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế.
- Rửa dạ dày, than hoạt tính
+ Trường hợp nhẹ: không cần rửa dạ dày, không dùng than hoạt tính
+ Chỉ rửa dạ dày và uống than hoạt tính khi thức ăn có chứa chất độc nguy
hiểm như C. botulinum, trứng có, cá nóc, sắn.
- Chất đối kháng đặc hiệu:
+ Sắn: sodium thiosulfate
+ Nấm độc amanita muscarina: atropin
- Uống oresol: phòng ngừa mất nước, cung cấp nước, năng lượng, điện giải.
- Kháng sinh trong trường hợp có ngộ độc thức ăn do vi khuẩn Salmonella,
Listeria
- Điều trị biến chứng:
+ Rối loạn điện giải
+ Hạ đường huyết
+ Rối loạn nhịp tim chậm trong ngộ độc trứng cóc
+ Suy thận do ngộ độc E.coli O 157H7

5. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trẻ em như thế nào ?
- Ngộ độc thức ăn thường là nhẹ, tự khỏi trong 24h. Tuy nhiên cùng có những
trường hợp nặng và có thể tử vong với vi khuẩn như Botulus hoặc cá nóc hoặc để lại các biến chứng nặng nề cho trẻ:
+ Hệ tiêu hóa: đại tiện phân nhày, máu, đau bụng.
+ Rối loạn tim mạch: Loạn nhịp tim, khó thở, đau ngực, hạ huyết áp.
+ Rối loạn thần kinh: nhìn mờ, nhìn đôi, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng
mặt.
+ Hôn mê, tử vong với trường hợp nhiễm độc nặng

- Hướng dẫn phòng bệnh


+ Ăn chín uống sôi

+ Bảo quản tốt thức ăn

+ Không ăn thức ăn ôi thiu hoặc quá hạn sử dụng

+ Không ăn cá nóc, trứng cóc, sắn cao sản

+ Không ăn nấm rừng, nấm lạ

 

Bệnh viện nhi Thái Bình có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị y tế đầy đủ để chẩn đoán, theo dõi và xử trí cấp cứu và điều trị các trường hợp ngộ độc thực phẩm, để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline 1900888662 để được hỗ trợ.

 

Nguồn tin

1. Bệnh viện Nhi Đồng I (2020), Phác đồ điều trị nhi khoa 2020.

2. Phác đồ xử trí ngộ độc thức ăn, bệnh viện Nhi Thái Bình 2022.

Tác giả bài viết: Phòng kế hoạch - tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay9,522
  • Tháng hiện tại176,715
  • Tổng lượt truy cập9,060,026
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây