Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Vắc xin cúm – Xin đừng trì hoãn!

Thứ hai - 11/04/2022 09:44 1.744 0
Vắc xin cúm – Xin đừng trì hoãn!
2

HỎI: Hiệu quả của một mũi vắc-xin phòng cúm mùa ra sao?
ĐÁP: Nhìn chung, hiệu quả của vắc-xin cúm có thể thay đổi từ mùa này sang mùa khác và tùy thuộc vào người được tiêm vắc-xin. Có hai lý do chính cho hiệu quả vắc-xin thay đổi bao gồm :
• Độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người được tiêm phòng, với người già hoặc người có hệ thống miễn dịch thay đổi đáp ứng kém hơn với việc tiêm phòng;
• Mức độ tương đồng hoặc mối sự phù hợp giữa các chủng virus có trong vắc-xin và vi-rút lưu hành trong mùa cúm, hiệu quả thấp hơn nếu sự tương đồng của virus trong vắc-xin và trong thực tế lưu hành không ở mức tối ưu.
• CDC tiến hành các nghiên cứu mỗi năm để xác định vắc-xin cúm bảo vệ chống lại bệnh cúm tốt như thế nào. Các ước tính này cung cấp thêm thông tin về việc vắc-xin mùa này hoạt động tốt như thế nào. Các nghiên cứu gần đây cho thấy vắc-xin có thể làm giảm nguy cơ mắc cúm mùa khoảng 50-60% trong tổng dân số trong các mùa cúm khi vi-rút cúm lưu hành giống như vi-rút có trong vắc-xin.
cum
HỎI: Khi tiêm vắc-xin cúm mùa bất hoạt, tại sao trẻ < 9 tuổi phải tiêm mũi thứ hai?
ĐÁP: Với trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi tiêm vắc xin cúm lần đầu tiên; cần phải tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 28 ngày: mũi thứ nhất để tạo miễn dịch cơ bản; mũi thứ hai cung cấp sự bảo vệ miễn dịch . Những trẻ em đáng lẽ phải tiêm 2 liều mà chỉ tiêm một liều thì sự bảo vệ có thể giảm hoặc thậm chí không đủ bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm.
HỎI: Tiêm vắc xin cúm có phòng được bệnh Covid 19 không?
ĐÁP: Tiêm vắc xin cúm giúp giảm nguy có đồng nhiễm giữa cúm và Covid 19, giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho bệnh nhân.
HỎI: Vắc xin cúm có thể tiêm đồng thời cùng các vắc xin khác không?
ĐÁP: Vắc xin cúm hoàn toàn có thể tiêm cùng buổi với vắc xin khác, kể cả vắc xin Covid 19. Các chuyên gia cho thấy việc tiêm cùng buổi nhiều vắc xin không làm gia tăng biến cố bất lợi của vắc xin, mà còn giúp giảm chi phí, giảm số lần trẻ bị đau...
HỎI: Trẻ em đã biết có dị ứng với trứng thì có nên tiêm vắc-xin cúm mùa không?
ĐÁP: Hầu hết các vắc-xin cúm mùa bất hoạt được sản xuất từ phôi trứng gà. Để an toàn, nhà sản xuất thường đưa chống chỉ định vào trong hướng dẫn sử dụng khi trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của trứng.
Ở Mỹ, CDC khuyến cáo sử dụng vắc-xin cúm mùa có nguồn gốc từ phôi trứng gà như sau:
- Người bị dị ứng trứng chỉ với phát ban sau khi sử dụng trứng vẫn nên tiêm phòng cúm.
- Người bị dị ứng trứng với các triệu chứng khác ngoài phát ban như phù mạch, khó thở, đau đầu nhẹ … hoặc người bị ứng đến mức phải sử dụng epinephrine hoặc can thiệp cấp cứu khác có thể được tiêm ngừa vắc xin cúm. Việc tiêm vắc xin nên được giám sát bởi bác sĩ có chuyên môn về nhận diện và xử lý các tình trạng dị ứng nặng.
- Người trước đó có phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần của vắc xin cúm, chống chỉ định cho lần tiêm cúm tiếp theo.
22

Tác giả bài viết: BS.Thùy Dương

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây