Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Thứ tư - 02/04/2025 12:36 5 0
Nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT) là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu (niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận), gây viêm nhiễm. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Định nghĩa

Nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT) là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu (niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận), gây viêm nhiễm. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

2. Nguyên nhân

- Vi khuẩnE. coli (chiếm 80-90%), KlebsiellaProteusEnterococcuss

- Yếu tố nguy cơ:

+ Vệ sinh kém (lau từ sau ra trước ở bé gái).

+ Dị tật đường tiết niệu (hẹp niệu đạo, trào ngược bàng quang-niệu quản).

+ Nhịn tiểu lâu, táo bón.

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Theo độ tuổi

* Trẻ sơ sinh:

- Sốt hoặc hạ thân nhiệt.

- Vàng da, bú kém, nôn trớ, tiêu chảy.

* Trẻ nhũ nhi (1-24 tháng):

- Sốt cao không rõ nguyên nhân.

- Tiểu ít, tiểu khó, nước tiểu đục/có mùi hôi.

* Trẻ lớn (>2 tuổi):

- Tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu máu.

- Đau bụng dưới hoặc thắt lưng.

3.2. Phân loại:

* NTĐT trên (viêm thận-bể thận): Sốt cao ≥38.5°C, CRP >40mg/l, BC >15.000/mm³.

* NTĐT dưới (viêm bàng quang): Triệu chứng tiểu gắt, buốt, sốt nhẹ hoặc không sốt.

4. Chẩn đoán

4.1. Xét nghiệm cơ bản

- Tổng phân tích nước tiểu: Bạch cầu niệu (>10 BC/vi trường), nitrit (+).

- Cấy nước tiểu:

+ ≥10⁵ khuẩn lạc/ml (mẫu giữa dòng).

+ ≥10⁴ khuẩn lạc/ml (mẫu thông tiểu).

+ ≥10³ khuẩn lạc/ml (mẫu chọc hút bàng quang).

4.2. Chẩn đoán hình ảnh

- Siêu âm: Phát hiện dị tật (sỏi, giãn niệu quản).

- Chụp bàng quang ngược dòng: Khi nghi ngờ trào ngược bàng quang-niệu quản.

- Xạ hình thận (DMSA): Đánh giá tổn thương nhu mô thận.

5. Điều trị

5.1. Điều trị nội khoa

* NTĐT trên (viêm thận-bể thận):

Kháng sinh tĩnh mạch (Ceftriaxon 50mg/kg/ngày + Amikacin 15mg/kg/ngày) trong 3-5 ngày, sau đó chuyển sang uống đủ 14 ngày.

* NTĐT dưới (viêm bàng quang):

Kháng sinh uống 5-7 ngày (Amoxicillin-clavulanate, Cefixim).

Virus: Điều trị triệu chứng (uống nhiều nước, vitamin C).

5.2. Điều trị ngoại khoa

Chỉ định khi có dị tật tắc nghẽnáp-xe thận, hoặc trào ngược độ III-V.

5.3. Dự phòng tái phát

Kháng sinh dự phòng (Cotrimoxazole 2mg/kg/đêm hoặc Nitrofurantoin 1-2mg/kg/đêm) cho trẻ có trào ngược bàng quang-niệu quản.

Bổ sung vitamin D (do 100% trẻ NTĐT thiếu vitamin D).

6. Phòng bệnh

Vệ sinh đúng cách: Lau từ trước ra sau (bé gái), thay tã thường xuyên.Uống đủ nước, không nhịn tiểu.

Chế độ ăn giàu vitamin C (cam, bưởi) để acid hóa nước tiểu.

7. Kết luận

NTĐT là bệnh phổ biến ở trẻ em, cần phát hiện sớm để tránh biến chứng suy thận, nhiễm trùng huyết. Khi trẻ sốt cao kéo dài kèm rối loạn tiểu tiện, cần đưa đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh viện nhi Thái Bình có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị y tế đầy đủ, để khám, chẩn đoán và điều trị Nhiễm trùng đường tiểu. Để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline  1900888662 để được hỗ trợ.

Nguồn tin:

 [1]: Hướng dẫn điều trị Nhi khoa - Bệnh viện Nhi Thái Bình (2024).

Tác giả bài viết: Phòng KHTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay805
  • Tháng hiện tại28,025
  • Tổng lượt truy cập9,805,383
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây