Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Những điều cần biết để triển khai thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm

Thứ tư - 13/09/2017 13:58 2.630 0
Theo Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/02/2016 về Phê duyệt đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016 – 2025; Kể từ ngày 01/01/2018 sẽ liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I, đến năm 2020 thực hiện liên thông với các bệnh viện trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố và đến năm 2025 liên thông xét nghiệm ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc
bvnhithaibinh.vn
Ngày 27/02/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016 – 2025, theo đó việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm dựa trên tiêu chí đánh giá mức chất lượng xét nghiệm của các phòng xét nghiệm, không phân biệt cơ sở y tế nhà nước, cơ sở y tế tư nhân, bảo đảm thực hiện lộ trình sau:
a) Chậm nhất đến năm 2018 liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm thuộc bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I và tương đương.
b) Chậm nhất đến năm 2020 liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm có cùng mức chất lượng xét nghiệm trong phạm vi quản lý thuộc mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Đến năm 2025 liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm trên phạm vi toàn quốc.
Ngày 12/06/2017, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2429/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chí đánh giá mức chất lượng xét nghiệm, đây là cơ sở để triển khai liên thông kết quả xét nghiệm theo nguyên tắc: Đánh giá xếp mức chất lượng xét nghiệm của từng khoa/phòng xét nghiệm của các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh. Theo hướng dẫn của Quyết định số 2429/QĐ-BYT, phòng xét nghiệm sẽ được xếp thành các mức chất lượng như sau:
+  Chưa xếp mức: ˂20% điểm tối đa hoặc chưa đạt đủ các tiêu chí bắt buộc trong bảng kiểm có đánh dấu (*)
+ Mức 1: 20% - ˂35% điểm tối đa và đạt được toàn bộ các tiêu chí bắt buộc trong bảng kiểm có đánh dấu (*)
+ Mức 2: nếu đạt từ 35% đến dưới 65% điểm tối đa và đạt được toàn bộ các tiêu chí bắt buộc trong bảng kiểm có đánh dấu (*)
+ Mức 3: nếu đạt từ 65% đến dưới 85% và đạt được toàn bộ các tiêu chí bắt buộc cho mức chất lượng 3 trong bảng kiểm (***).
+ Mức 4: nếu đạt từ 85% đến dưới 95% và đạt được toàn bộ các tiêu chí bắt buộc cho mức chất lượng 3 trong bảng kiểm (***).
+ Mức 5: nếu đạt trên 95% tối đa và đạt được toàn bộ các tiêu chí bắt buộc cho mức chất lượng 3 trong bảng kiểm (***).
Ngày 07/07/2017, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 3148/QĐ-BYT về ban hành Danh mục xét nghiệm áp dụng để liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm. Theo đó, quy định số lượng XN sẽ được liên thông và công nhận kết quả cho 3 chuyên ngành: Huyết học 22 XN, Sinh hoá 17 XN, Vi sinh 26 XN; thời gian cho từng XN có giá trị (do chu trình chuyển hóa, sinh lý,…nên quá thời gian này thì XN không còn giá trị) cũng được được quy định cụ thể tại Quyết định này. Quyết định cũng quy định rõ mức chất lượng XN được đánh giá sẽ là căn cứ để liên thông kết quả xét nghiệm theo nguyên tắc: mức nhỏ sẽ phải công nhận kết quả xét nghiệm của các phòng xét nghiệm có mức chất lượng cao hơn hoặc bằng. Các phòng xét nghiệm đã đạt ISO15189 chỉ áp dụng liên thông đối với các xét nghiệm có trong danh mục được công nhận.
Như vậy, để thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm, các khoa phòng cần triển khai các nhiệm vụ sau:
1. Khoa xét nghiệm phối hợp với các khoa phòng có liên quan triển khai toàn bộ tiêu chí chất lượng XN theo Quyết định số 2429, đặc biệt lưu ý các tiêu chí có đánh dấu một sao (*) và ba sao (***). Tăng cường các giải pháp để chuẩn hóa chất lượng kết quả xét nghiệm; lưu ý thực hiện đầy đủ nội kiểm, ngoại kiểm; bảo dưỡng, bảo trì trang, thiết bị xét nghiệm theo quy định trước khi làm xét nghiệm cho người bệnh. Lập kế hoạch hoạt động cụ thể các công việc để chuẩn bị cho việc liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện theo lộ trình quy định theo tiêu chí đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm y học đã ban hành.
2. Phòng KHTH tổng hợp trình Sở Y tế phê duyệt bổ sung các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm. Thống nhất các mẫu biểu báo cáo, thống kê, mẫu phiếu chỉ định; phiếu kết quả xét nghiệm. Thống nhất với BHXH để hướng dẫn các thủ tục thanh quyết toán khám chữa bệnh BHYT khi thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm.
3. Phòng CNTT đảm bảo các điều kiện về an toàn, an ninh thông tin, hạ tầng kỹ thuật CNTT, nhân lực để quản lý, vận hành LIS. Kết nối tất cả các máy xét nghiệm với hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm (LIS).
Yêu cầu đơn vị cung cấp phần mềm xây dựng  LIS là có khả năng  đồng bộ, tích hợp với các hệ thống thông tin khác của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để tạo ra hệ thống thông tin tổng thể, thống nhất.  
Hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm phải tuân theo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 22 ngày 23/12/2013 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc công bố danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước; Quyết định 2035 ngày 12/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công bố danh mục kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay11,493
  • Tháng hiện tại178,686
  • Tổng lượt truy cập9,061,997
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây