Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

HÀNH TRÌNH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2023

Thứ ba - 30/01/2024 10:40 480 0
(Ưu - Nhược điểm trong hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện)
A. NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁM, ĐIỀU TRỊ, CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
        Về công tác tổ chức khám bệnh, trên tinh thần đổi mới và cải tiến liên tục, Bệnh viện tiếp tục duy trì số lượng và đảm bảo chất lượng các bàn khám phù hợp lưu lượng người bệnh, duy trì bàn khám tư vấn sức khỏe từ xa, tạo điều kiện để người bệnh và gia đình được các bác sĩ tư vấn sức khỏe, hướng dẫn xử trí cấp cứu tại nhà trong điều kiện dịch bệnh hoặc chưa được đến Bệnh viện kịp thời. Duy trì các bàn khám chuyên khoa tại khoa khám bệnh các ngày trong tuần để nâng cao chất lượng tư vấn, điều trị. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất để tiếp đón bệnh nhân khang trang, sạch đẹp; thường xuyên khảo sát, cải tiến quy trình khám bệnh, sắp xếp các bàn khám, khu vực xét nghiệm thuận lợi cho việc đi lại và làm các thủ tục khám bệnh. Bổ sung, tăng cường số lượng bàn khám phù hợp với số lượng bệnh nhân đến khám để người bệnh không phải chờ đợi lâu tại các bàn khám bệnh.
        Tiếp tục duy trì các hoạt động công tác xã hội, chăm sóc khách hàng, kịp thời hỗ trợ, động viên, giúp đỡ người bệnh, người có hoàn cảnh khó khăn, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh. Thực hiện tốt các nội dung “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, đánh giá cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo tiêu chí bệnh viện an toàn, phòng khám an toàn, cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp do Bộ Y tế ban hành, kịp thời khắc phục những điểm còn hạn chế. Công khai, niêm yết giá dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định; tiếp tục triển khai hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, các hoạt động xã hội hóa, giúp người dân có thêm sự lựa chọn các dịch vụ khám bệnh chất lượng, phù hợp với khả năng chi trả.
        Triển khai, thực hiện nghiêm túc Thông tư số 18/2020/TT-BYT quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện, quy định chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, trách nhiệm của Bệnh viện và của cán bộ y tế trong việc thực hiện công tác dinh dưỡng cho người bệnh, không để người bệnh bị đói, bị khát, bị điều trị chậm khi đã nhập viện. Triển khai khu vực điều trị, chăm sóc trong ngày thuộc khoa Cấp cứu chống độc, tạo điều kiện để người bệnh có nhu cầu, người bệnh chưa có chỉ định nhập viện được theo dõi, điều trị. Nhìn chung, công tác cấp cứu, khám chữa bệnh luôn được duy trì thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, cứu sống nhiều ca bệnh nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho người bệnh và không để xảy ra các sự cố y khoa nghiêm trọng. Chất lượng điều trị ngày càng được nâng cao, tỷ lệ điều trị khỏi và đỡ đạt trên 95%.
Tiếp tục duy trì phẫu thuật tim kín (thắt ống động mạch), can thiệp tim mạch dưới DSA (bít ống động mạch, bít lỗ thông liên nhĩ...). Triển khai một số kỹ thuật mới ngoại khoa như: Kết hợp xương, phẫu thuật chấn thương sọ não, tụ máu nội sọ, dẫn lưu não thất, viêm ruột hoại tử, u quái ổ bụng ... Phát triển các kỹ thuật về thính học: Đo thính lực đơn âm, điện thính giác thân não, đo âm ốc tai... Thực hiện điều trị bệnh nhân dậy thì sớm, kết hợp nhiều phương pháp trong điều trị bệnh nhân . Trong năm, được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện đã triển khai thực hiện kỹ thuật phẫu thuật tim hở, tuần hoàn ngoài cơ thể, đây là một trong những kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành nhi, đánh dấu một bước tiến mới trong sự phát triển chuyên môn kỹ thuật Bệnh viện, góp phần giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không may mắc bệnh lý tim bẩm sinh tại tỉnh nhà và các tỉnh lân cận có cơ hội được chữa bệnh với kỹ thuật cao ngay tại địa phương.
Phát triển kỹ thuật xét nghiệm: Các xét nghiệm HIV Ag/Ab miễn dịch tự động, EBV IgM miễn dịch tự động, EBV IgG miễn dịch tự động; từng bước chuẩn bị, triển khai việc bảo quản, cấp phát các sản phẩm máu và chế phẩm máu.
Tăng cường chuyển đổi số trong bệnh viện, ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán, điều trị. Tiếp tục hoàn thiện các phần mềm công nghệ thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền thẩm định, cho phép thực hiện: phần mềm quản lý bệnh viện (HIS), phần mềm quản lý thông tin xét nghiệm (LIS), phần mềm lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS-PACS), phần mềm quản lý Bệnh án điện tử (EMR). Đến thời điểm hiện tại, cơ bản các phần mềm đã hoàn thiện và đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế. Duy trì tư vấn sức khỏe từ xa, hội chẩn trực tuyến với các bệnh viện huyện, thành phố qua ứng dụng Zalo; đồng thời, với sự hỗ trợ của Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế, Bệnh viện tiếp tục triển khai thí điểm nền tảng khám chữa bệnh từ xa “VietNam Telehealth”, mở rộng các hình thức tư vấn, khám chữa bệnh, giúp người dân được tiếp cận, tư vấn sức khỏe ngay tại nhà, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
B. ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI BỆNH VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ
Bệnh viện tổ chức cập nhật toàn bộ các quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị, quy trình kỹ thuật chăm sóc, quy trình kiểm soát nhiểm khuẩn,... đảm bảo cập nhật những tiêu chuẩn, quy định mới nhất liên quan tới điều trị và chăm sóc người bệnh. Thông qua đó, an toàn người bệnh được nâng cao.
Tăng cường thực hiện các quy chế chuyên môn đặc biệt quy chế thường trực, quy chế cấp cứu, quy chế chẩn đoán bệnh, kê đơn điều trị, nâng cao chất lượng công tác cấp cứu, tiếp cận bệnh nhân an toàn, khám bệnh tỷ mỉ, toàn diện, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng và xử trí kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng người bệnh. Xây dựng, ban hành các văn bản, quy định về công tác cấp cứu (kể cả đối tượng trẻ em và người lớn); quy trình báo động đỏ; quy định tiêu chuẩn bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân truyền nhiễm; tiêu chuẩn và điều kiện chuyển viện đảm bảo an toàn;... Hàng tháng triển khai đầy đủ các hoạt động bình bệnh án, bình phiếu chăm sóc, bình đơn thuốc, báo cáo ca bệnh..., góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, chẩn đoán, điều trị, rút kinh nghiệm những vấn đề tồn tại, hạn chế.
Bệnh viện tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động chuyên môn, quy trình kỹ thuật thông qua các chỉ số chất lượng nhằm thực hiện tuân thủ các quy trình kỹ thuật, quy trình chăm sóc. Thực hiện tốt nguyên tắc dùng thuốc; chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu khi dùng thuốc đảm bảo an toàn cho người bệnh; tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các kỹ thuật bác sỹ, điều dưỡng; thực hiện mũi tiêm an toàn; Phòng Điều dưỡng, Quản lý chất lượng phối hợp khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn giám sát thực hiện vệ sinh tay, triển khai các giải pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo tốt kiểm soát nhiễm khuẩn.
C. CẢI TIẾN LIÊN TỤC NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG, TRẢI NGHIỆM TÍCH CỰC CHO NGƯỜI BỆNH
Trong công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo các điều kiện để tiếp nhận, đăng ký khám bệnh cho người dân một cách thuận lợi nhất: sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (VNEID); hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng BHXH số (VssID) để thay thẻ BHYT giấy khi đi KCB BHYT.
Ứng dụng, triển khai các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí, giúp tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh.
    Trong năm 2023, có 21 khoa phòng triển khai các sáng kiến, đề án cải tiến chất lượng. Các nội dung cải tiến tập trung vào lĩnh vực: nâng cao an toàn người bệnh và trải nghiệm tích cực cho người bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc người bệnh, ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động của bệnh viện. Trong đó, có 2 đề án đạt Ba giải cuộc thi Poster quốc gia “Đề án cải tiến chất lượng bệnh viện” tại Diễn đàn quốc gia Chất lượng bệnh viện lần thứ V”.
D. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI, ƯU TIÊN CẢI TIẾN TRONG NĂM 2024
         Bệnh viện tiếp tục phát triển các kỹ thuật chuyên sâu dựa trên danh mục kỹ thuật theo phân tuyến; Tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị để phát hiện các vấn đề tồn tại, cải tiến liên tục dựa trên kết quả giám sát.
          Bệnh viện tăng cường các hoạt động đảm bảo an toàn người bệnh, tập trung vào xây dựng các quy trình và giám sát các chuyên đề an toàn người bệnh: xác định chính xác người bệnh, an toàn trong sử dụng thuốc, trang thiết bị y tế, phòng chống té ngã,...
Phấn đấu 100% khoa, phòng đo lường chỉ số chất lượng, xây dựng các sáng kiến, đề án cải tiến chất lượng.
         Tăng cường chuyển đổi số trong các hoạt động, đặc biệt lĩnh vực quản lý chất lượng. Số hóa các quy trình quản lý; Xây dựng phần mềm quản lý sự cố y khoa, quản lý chỉ số chất lượng bệnh viện, Quản lý văn bản,... trên nền tảng Appsheet, Google Cloud.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thu Hà - PQLCL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây