Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Trẻ em mắc bệnh sởi có nguy hiểm không?

Thứ bảy - 12/10/2024 16:48 119 0
Bệnh sởi là một bệnh virus có tính lây truyền cao rất phổ biến ở trẻ em chưa được tiêm phòng sởi. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, ho, sổ mũi, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... có thể gây tử vong. Vậy nguyên nhân bệnh sởi là gì? Biểu hiện bệnh sởi như thế nào? Bệnh sởi có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa là gì?
Trẻ em mắc bệnh sởi có nguy hiểm không?

1 Bệnh sởi là gì?

 Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sgây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hi người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ.

2 Bệnh sởi có lây không?

- Sởi là bệnh do virus sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra, virus này thường nằm ở vùng mũi và họng của người bệnh sởi. Đây là căn bệnh rất dễ lây lan từ người này qua người khác thông qua giao tiếp hằng ngày hoặc tiếp xúc với đồ vật có dính virus.

- Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện…virus sởi ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, những người tiếp xúc với người bệnh có thể vô tình hít vào sẽ bị lây bệnh sởi.

- Hoặc những giọt nước đó bám vào đồ đạc, dụng cụ xung quanh, nếu bạn không may sờ vào những đồ đạc đó và đưa tay lên mũi, miệng thì bạn cũng có khả năng lây bệnh.

Khi virus sởi vào cơ thể, chúng thường mọc ở những tế bào sau cổ họng và phổi sau đó lan khắp cơ thể, cả hệ hô hấp và da. Vì vậy bệnh rất dễ lây lan, và biến thành dịch trong thời gian ngắn. Theo thống kê, trên 90% những người chưa có kháng thể sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.[1]

3 Bệnh sởi có nguy hiểm  không?

Bệnh sởi nặng hoặc các biến chứng của sởi có thể gây ra do vi rút sởi, do bội nhim sau sởi thường xảy ra ở: trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt trẻ thiếu vitamin A, trẻ bị suy giảm miễn dịch do HIV hoặc các bệnh khác, phụ nữ có thai. Hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng.

Do vi rút sởi: viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não cấp tính.

Do bội nhiễm: Viêm phi, viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột...

Do điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc kém: viêm loét hoại tử hàm mặt (cam tẩu mã), viêm loét giác mạc gây mù lòa, suy dinh dưỡng...

Các biến chứng khác:

Lao tiến triển.

Tiêu chảy.

Phụ nữ mang thai: bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân, hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.
 

4 Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi là gì?

4.1. Thể không điển hình

Giai đoạn ủ bệnh: 7-21 ngày (trung bình 10 ngày).

Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày. người bệnh sốt cao, viêm long đưng hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thy hạt Koplik là các ht nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trng/xám có quầng ban đỏ ni gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bt đu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả  lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tun sau khi hết ban.
 

á

4.2. Thể không điển hình

Biu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.

Người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.

5 Cách điều trị bệnh sởi như thế nào? Cách chăm sóc trẻ bị sởi ra sao?

5.1 Nguyên tắc điều trị:

Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ

Người bệnh mắc sởi cần được cách ly.

Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.

Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi.

5.2 Điều trị hỗ trợ:

Vệ sinh da, mắt, miệng họng: không sử dụng các chế phẩm có corticoid.

Tăng cưng dinh dưỡng.

Hạ sốt:

Áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát.

+ Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.

Bồi phụ nước, điện giải.

Bổ sung vitamin A:

5.3 Điều trị các biến chứng.

6 Cách phòng mắc bệnh sởi? Làm sao để không bị lây bệnh sởi?

6.1 Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin.

Thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng m rộng quốc gia (mũi đầu tiên bt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi)

Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

6.2 Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân

Người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hp.

+ Sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho người bệnh, người chăm sóc, tiếp xúc gn và nhân viên y tế.

+ Hạn chế việc tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm người bệnh đi với người bệnh.

+ Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ m cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Tại Bệnh viện nhi Thái Bình, Bệnh sởi được tiếp nhận khám và điều trị, để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline  1900888662 để được hỗ trợ.

Nguồn tin:

[1] : https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/measles/2024
[2]: Quyết định 1327/QĐ-BYT, ngày 18/4/2014 Về việc ban hành Hướng dẫn, chẩn đoán điều trị bệnh sởi
Quyết định 1327/QĐ-BYT, ngày 18/4/2014 Về việc ban hành Hướng dẫn, chẩn đoán điều trị bệnh sởi

 

Tác giả bài viết: Phòng KHTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập122
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay9,270
  • Tháng hiện tại176,463
  • Tổng lượt truy cập9,059,774
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây