Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi. Biểu hiện và biến chứng hay gặp của bệnh là viêm tim, phình giãn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim và suy vành mạn tính về sau.
2. Nguyên nhân gây bệnh Kawasaki ở trẻ em là gì?
Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh Kawasaki vẫn chưa được xác định nhưng hướng nhiều đến bệnh có nguồn gốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc kết hợp với yếu tố môi trường và chủng tộc. Tác nhân nhiễm khuẩn được cho là vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, hoặc xoắn khuẩn hay chủng vi rút nào đó. Tác nhân không nhiễm khuẩn như thuốc sâu, kim loại nặng, các chất tẩy rửa hóa học.
Đến nay, vẫn chưa có một bằng chứng xác thực nào cho thấy bệnh này lây truyền.
3. Triệu chứng của bệnh Kawasaki là gì?
4. Bệnh Kawasaki có nguy hiểm không?
Các biến chứng có thể
5. Điều trị bệnh Kawasaki như thế nào?
Trẻ khi được chẩn đoán Kawasaki sẽ được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Aspirin: chống viêm và ngưng tập tiểu cầu.
Immunoglobulin tĩnh mạch (IVIG): Giúp thuyên giảm triệu chứng và hạn chế thương tổn ĐMV nếu dùng sớm.
IVIG được chỉ định khi xác định chẩn đoán bệnh. Nên dùng sớm trong 10 ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên trước 5 ngày dễ mất triệu chứng và tăng tỷ lệ kháng thuốc. Trường hợp phát hiện muộn (sau 10 ngày) còn sốt hoặc có thương tổn ĐMV trên siêu âm tim và tăng phản ứng viêm vẫn chỉ định IVIG.
Phòng ngừa và điều trị huyết khối: trong biến chứng phình động mạch vành.
Warfarin liều nạp 0.2mg/kg/ngày sau đó duy trì 0.1mg/kg/ngày. Hiệu chỉnh liều duy trì INR ở mức 2-3.
Bệnh viện nhi Thái Bình có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị y tế đầy đủ để chẩn đoán và điều trị bệnh lý táo bón, để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline 1900888662 để được hỗ trợ.
Nguồn tin:
[1]: Quyết định 3312/QĐ-BYT, ngày 07/8/2015 Về việc ban hành Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, trang 311
Tác giả bài viết: Phòng KHTH
Ý kiến bạn đọc