1. Hen phế quản là gì:
Hen phế quản (Suyễn) là một bệnh phổi mạn tính được đặc trưng bởi 3 dâu hiêu: Viêm mạn tính của đường thở , tắc nghẽn đường thở có thể hồi phục một cách tự nhiên hoặc do dùng thuốc, tăng tính phản ứng hoăc tăng đáp ứng của đường thở với nhiều loại tác nhân kích thích bên ngoài.
Tỷ lệ mắc HPQ ngày càng tăng ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên chiếm từ 3- 7% trẻ em tại các nước. Tỷ lệ mắc của hen ơ trẻ dưới 5 tuôi tăng 160% trong vòng 2 thập kỉ qua và 80% bệnh nhân bị hen, biểu hiện triệu chứng bắt đầu trước 5 tuổi. Hen là một trong nguyên nhân kiến trẻ phải đi khám bác sĩ và nhập viện nhiều, ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe của gia đình và xã hội. Đặc biệt số ca tử vong do hen đã tăng lên gấp đôi trong vòng 2 thập kỉ qua. Hàng năm thế giới có khoảng 25 vạn người tử vong do hen.
2. Biểu hiện hen ở trẻ em như thế nào?
- Triệu chứng cơ năng:
Ho: khởi đầu là ho khan, sau xuất tiết nhiều đờm rãi, ho dai dẳng, ho nhiều nửa đêm về sáng, nhất là khi thay đổi thời tiết.
Khạc đờm: đờm trắng, bóng, dính.
Khó thở: khó thở thường xuyên kiểu khó thở ra, có tiếng khò khè, cò cử chủ yếu nửa đêm về sáng. Trước khi khò khè thường xuất hiện một số dấu hiệu báo trước như hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, hoặc một số triệu chứng khác như chán ăn, đau bụng, nặng ngực...
- Triệu chứng thực thể:
Gõ phổi: có thể thấy vang hơn bình thường, lồng ngực như bị giãn ra.
Nghe phổi: nghe ran rít, ran ngáy, tiếng khò khè lan tỏa, rì rào phế nang âm sắc trở nên rít, thì thở ra mạnh và kéo dài.
Trường hợp HPQ kéo dài, lồng ngực có thể bị nhô ra phía trước, biến dạng.
3. Các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Đo nồng độ IgE và dị nguyên có thể hữu ích cho quá trình điều trị.
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có thể chỉ ra một tình trạng dị ứng hoặc suy giảm miễn dịch
- XQ lồng ngực
- Đo chức năng hô hấp là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ nặng của tắc nghẽn đường thở.
Chỉ tiến hành được ở trẻ trên 5 tuổi và trẻ có thể hợp tác.
4. Nguyên nhân gây hen phế quản là gì?
Nguyên nhân gây hen do sự kết hợp giữa yếu tố gen và môi trường sống. Yếu tố di truyền được cho thấy đến 60% HPQ có yếu tố truyền từ cha mẹ. Các yếu tố tác nhân môi trường thường gặp bao gồm: Nhiễm virus đường hô hấp, luyện tập gắng sức, tác nhân gây kích ứng như khói thuốc lá, các dị nguyên trong nhà hoặc ngoài nhà như lông súc vật, mạt bụi nhà, gián, thức ăn, ẩm mốc. Thay đôi thời tiết, đặc biệt là thời tiết lạnh, xúc cảm: cười hoặc tức giận hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản là những tác nhân kích thích đường hô hấp.
Yêu tô nguy cơ hen phế quản được các nhà nhi khoa đồng thuận:
- Tiêu chuẩn chính: Bố/ mẹ bị hen; trẻ bị viêm da cơ địa.
- Tiêu chuẩn phụ: Viêm mũi dị ứng; khò khè không liên quan đến cảm lạnh; bạch cầu ái toan ≥ 4%.
Trẻ có nguy cơ bị hen trong độ tuổi từ 6 đến 13 là những trẻ khò khè tái diễn và kèm theo một trong 2 tiêu chuẩn chính hoặc 2 trong 3 tiêu chuẩn phụ.
5. Điều trị hen ở trẻ như thế nào?
Điều trị ban đầu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn ở trẻ. Mục tiêu của điều trị hen suyễn là kiểm soát các triệu chứng, nghĩa là trẻ có:
Điều trị hen suyễn bao gồm cả việc phòng ngừa lên cơn cấp và điều trị cơn hen suyễn đang diễn ra. Loại thuốc phù hợp cho trẻ phụ thuộc vào: tuổi, triệu chứng, tác nhân gây hen suyễn.
Đối với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi có triệu chứng hen suyễn nhẹ, bác sĩ có thể tiếp tục theo dõi, chưa sử dụng thuốc ngay. Điều này là do tác dụng lâu dài của thuốc hen suyễn ảnh hưởng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi có những cơn khò khè thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị thử và đánh giá đáp ứng sau đó.
* Thuốc kiểm soát cơn hen dài hạn
Thuốc phòng ngừa, kiểm soát lâu dài làm giảm triệu chứng viêm trong đường thở của trẻ. Trong hầu hết các trường hợp, những loại thuốc này cần được dùng hàng ngày, bao gồm:
Những loại thuốc này bao gồm fluticasone (Flixotide HFA), budesonide (Pulmicort Flexhaler), mometasone (Asmanex HFA), ciclesonide (Alvesco), beclomethasone (Qvar Redihaler). Trẻ có thể cần phải sử dụng các loại thuốc này trong vài ngày đến vài tuần trước khi có dấu hiệu chuyển bệnh. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài các loại thuốc này sẽ có liên quan làm giảm sự tăng trưởng của trẻ, nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Trong hầu hết các trường hợp, lợi ích của việc kiểm soát hen tốt sẽ tốt hơn nguy cơ tác dụng phụ có thể xảy ra.
Những loại thuốc uống này bao gồm montelukast (Singulair), zafirlukast (Accolate) và zileuton (Zyflo). Những thuốc này giúp ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn đến 24 giờ.
Những loại thuốc này có chứa một corticosteroid dạng hít cộng với chất chủ vận beta tác dụng dài (LABA). Chúng bao gồm fluticasone và salmeterol (Seretide HFA), budesonide và formoterol (Symbicort), fluticasone và vilanterol (Breo Ellipta), mometasone và formoterol (Dulera). Trong một số tình huống, thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài có liên quan đến các cơn hen nặng. Vì lý do này, thuốc LABA phải luôn luôn được dùng kết hợp với corticosteroid. Những loại thuốc hít kết hợp này chỉ nên được sử dụng cho bệnh hen suyễn không được kiểm soát tốt bởi các loại thuốc khác.
Đây là loại thuốc viên hàng ngày giúp cho đường thở thông thoáng. Theophylline (Theo-24) thư giãn các cơ xung quanh đường thở để giúp thở dễ dàng hơn. Nó chủ yếu được sử dụng với steroid dạng hít. Nếu dùng thuốc này, trẻ cần phải xét nghiệm máu thường xuyên.
Mepolizumab (Nucala), dupilumab và benralizumab có thể sử dụng cho trẻ em trên 12 tuổi bị hen suyễn có tăng bạch cầu eosin nặng. Omalizumab (Xolair) có thể được xem xét cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên bị hen suyễn dị ứng từ trung bình đến nặng.
* Thuốc cắt cơn
Thuốc cắt cơn có tác dụng làm giãn đường thở bị phù nề - cũng được gọi là thuốc cấp cứu. Thuốc cắt cơn được sử dụng khi cần thiết để giảm triệu chứng nhanh chóng, ngắn hạn trong cơn hen suyễn cấp hoặc trước khi tập thể dục nếu được bác sĩ khuyên dùng. Các loại thuốc cắt cơn bao gồm:
Những loại thuốc giãn phế quản dạng hít này có thể nhanh chóng làm giảm các triệu chứng trong cơn hen. Chúng bao gồm salbutamol (Ventolin HFA) và levalbuterol (Xopenex HFA). Chúng có tác dụng trong vòng vài phút và tác dụng kéo dài vài giờ.
Những loại thuốc này làm giảm viêm đường thở do cơn hen suyễn nặng, bao gồm prednisone và methylprednisolone. Chúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài, vì vậy chúng chỉ được sử dụng để điều trị các triệu chứng hen suyễn nặng trong thời gian ngắn.
Bệnh viện nhi Thái Bình có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị y tế đầy đủ, xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị Hen phế quản. Để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline 1900888662 để được hỗ trợ.
Nguồn tin:
[1]: Quyết định 3312/QĐ-BYT, ngày 07/8/2015 Về việc ban hành Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, trang 685.
Tác giả bài viết: Phòng KHTH
Ý kiến bạn đọc