Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Cảnh báo: Ong đốt hậu quả khó lường và cách xử trí

Thứ hai - 19/08/2024 08:38 121 0
     Thời gian gần đây Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện  Nhi Thái Bình tiếp nhận 1 số bệnh nhân bị ong đốt. Gần đây nhất tiếp nhận trường hợp bệnh nhi (7 tuổi, trú tại phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình) nhập viện do ong đốt. Theo lời người nhà kể lại, cách vào viện 2 giờ, bệnh nhi bị ong đốt vào vùng đầu, mặt,   khoảng 8 nốt. Sau khi bị ong đốt, bệnh nhi đau, sưng nề nhiều tại vị trí đốt, bệnh nhi đựơc người nhà đưa nhập viện Nhi Thái Bình. Tại khoa cấp cứu, trẻ được xử trí truyền dịch, chống dị ứng, theo dõi sát các chỉ số sinh tồn, dấu hiệu phản vệ, suy cơ quan, sau 2 ngày, trẻ được xuất viện .
1
Ảnh minh họa

     Tai nạn do ong đốt thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ sinh sống tại các vùng nông thôn, vùng miền núi, trung du. Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều.
     Có loại gần như không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với vài vết đốt như ong vò vẽ, ong bắp cày đất, ong bầu. Nguy hiểm nhất là trẻ có cơ địa dị ứng, có thể quá mẫn với nọc ong gây sốc phản vệ, suy đa tạng. Để tránh hậu quả thương tâm có thể xảy ra khi trẻ bị ong đốt, người lớn cần trang bị kiến thức để có cách xử trí đúng khi bị ong đốt.
     Độc tố ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim nhọn (ngòi). Ong dùng nọc độc để tự vệ hoặc tấn công kẻ thù. Sau khi châm vào mô, phần ngòi bị đứt ra và nằm tại chỗ bị châm. Hiếm khi ong chủ động tấn công con người (trừ một số loài ong hung dữ như ong mặt quỷ). Chúng chỉ tấn công khi bị quấy rầy, bị chọc phá tổ hoặc khi con người vô tình chạm phải.
     Khi bị ong đốt, trẻ thường có phản ứng dị ứng với nọc ong đốt như ban đỏ, sẩn phù hay đau tại vị trí bị đốt. Trường hợp nặng, trẻ cảm thấy mệt nhiều, tay chân lạnh, da nổi ban, nước tiểu đỏ, tiểu ít, khó thở. Độc tính của nọc ong gây độc thần kinh, tiêu cơ vân, hoại tử tế bào, gây các phản ứng viêm và dị ứng mạnh gây sốc phản vệ và suy tạng.
Hướng dẫn xử trí sơ cứu ong đốt đúng cách
     Người dân khi bị ong đốt thường thoa dầu hoặc các loại thuốc dân gian để bớt sưng, giảm nhức. Nhưng xử trí khi bị ong đốt không chỉ thoa thuốc mà còn phải theo dõi các biến chứng cấp tính: Suy hô hấp, suy thận, sốc phản vệ,… Dưới đây là các cách sơ cứu người bị ong đốt:
+ Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực bị ong đốt. Đặt nạn nhân nằm yên, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể.
+ Các loại côn trùng khác thường không để lại dấu vết khi đốt. Còn ong thường để lại kim và túi chứa nọc độc tại vị trí đốt. 
Nếu vòi chích nổi lên bề mặt da, dùng nhíp gắp nhẹ lấy kim ra. 
     Tránh dùng tay khều hoặc chà xát, đè lên vết chích bởi mũi kim dính vào da có kèm theo túi chứa nọc độc sẽ tiếp tục bơm chất độc vào cơ thể. Cần lấy kim ra khỏi da càng nhanh càng tốt, tránh chất độc gây sưng, nhức nhối nghiêm trọng hơn.
+ Rửa vết chích bằng xà phòng hoặc nước sạch, nước ấm, dung dịch sát trùng.
+ Đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để giảm sưng, giảm đau,…
+ Cho nạn nhân uống nhiều nước để thải bớt độc tố.
Các trường hợp bị ong đốt cần đưa cấp cứu ngay lập tức
+ Người bị ong đốt rơi vào các tình huống này cần được đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức:
+ Bị ong đốt ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là vùng đầu, mặt, cổ.
+ Xác định được loài ong đốt là ong bắp cày, ong vò vẽ,… bởi nọc của chúng có độc tố mạnh, gây biến chứng toàn thân. Càng để lâu, độc tố càng thấm sâu vào máu, gây nhức nhối.
2
Hình ảnh : Ong Bắp cày (Trái) -  Ong Vò vẽ ( phải)

     Nạn nhân bị khó thở, đau nhức nhiều, phù mặt, tiêu chảy, buồn nôn, chuột rút.
     Cơ thể mỗi người có phản ứng khác nhau khi bị ong đốt. Tổn thương do ong đốt thường được chia ra các mức độ:
Mức độ 1: Phản ứng tại vị trí đốt như sưng, đỏ, ngứa, nhức,… có thể biến mất sau vài giờ mà không cần điều trị.
Mức độ 2: Phù mạch, nổi mày đay toàn thân.
Mức độ 3: Co thắt phế quản.
Mức độ 4: Sốc phản vệ, hạ huyết áp, tổn thương nhiều cơ quan.
     Tai nạn ong đốt thường gặp nhưng không nên lơ là, bởi có thể khiến nạn nhân rơi vào sốc phản vệ, nhiễm độc đa cơ quan, nguy kịch tính mạng. Bên cạnh hiểu biết về các cách sơ cứu, cấp cứu nạn nhân bị ong đốt, người dân cần nắm các thông tin về phòng ngừa, cụ thể: 
     Tránh xa khu vực có nhiều ong sinh sống.
     Đặc tính của loài ong là không chủ động tấn công “kẻ thù”, có nghĩa nếu không động vào tổ của chúng, chúng sẽ không đốt bạn. Do đó, không chọc phá tổ ong. Đặc biệt, cần căn dặn trẻ em bởi chúng thường tinh nghịch nên có thể vô tình hoặc cố ý chọc tổ ong.
     Không đi vào khu vực có nhiều cây cối vào buổi tối vì khó phát hiện ra tổ ong. Vô tình đụng phải tổ ong vào ban đêm khiến bạn khó thoát khỏi sự tấn công của cả đàn. Đồng thời, việc sơ cứu, cấp cứu vào ban đêm cũng khó khăn hơn, nạn nhân dễ rơi vào nguy hiểm tính mạng.
     Khi lấy tổ ong cần đảm bảo mặc đồ bảo hộ, tránh để lộ phần da ra bên ngoài.
     Nhận thấy đàn ong có thể gây nguy hiểm và muốn đuổi ong đi, bạn nên dùng khói hoặc lửa thay vì lấy que chọt vào tổ.
     Vệ sinh xung quanh nhà cửa thường xuyên để không tạo điều kiện cho ong làm tổ. Hoặc nếu ong làm tổ, không nên chọc phá tổ ong.
     Khi vào rừng, nên chọn trang phục che chắn tay chân, đi giày kín, đội mũ có màng che mặt để tránh va phải tổ ong và bị tấn công.

Tác giả bài viết: BS.Trịnh Công Hà - Khoa Cấp cứu chống độc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây