Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

Tại sao hiện nay một số trẻ em mới ra viện lại mắc bệnh và quay trở lại bệnh viện để tiếp tục điều trị?

Thứ hai - 05/12/2022 08:43 779 0
Mỗi trường hợp người bệnh quay trở lại bệnh viện để tiếp tục điều trị có lý do cụ thể, do vậy cần khám, phân tích từng trường hợp để xác định cụ thể. Trong đó, cần rà soát những lý do sau:
     Một là, sau khi trẻ ra viện, việc chăm sóc và tiếp tục điều trị cho trẻ tại nhà không được đầy đủ.
    Thông thường khi ra viện, tình hình bệnh của trẻ đã ổn định, nhưng các tổn thương trên cơ thể người bệnh chưa hồi phục hoàn toàn, thầy thuốc cần tư vấn hướng dẫn cho gia đình và kê đơn thuốc cho trẻ em tiếp tục điều trị tại nhà.
     Nếu thầy thuốc không tư vấn, hướng dẫn, kê đơn thuốc hoặc gia đình không chăm sóc và tiếp tục điều trị cho trẻ đầy đủ thì bệnh của trẻ có thể không diễn biến theo hướng khỏi mà sẽ diễn biến nặng hơn.
     Hai là, hiện nay một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em đang diễn biến phức tạp, nguy cơ trẻ dễ bị nhiễm bệnh.
    Năm 2022, Số trẻ em nhiễm COVID-19 có giảm nhưng số trẻ phải nhập viện do mắc bệnh COVID-19 còn cao. Dịch bệnh do adenovirus, cúm, tay chân miệng, virus hợp bào hô hấp, sốt xuất huyết... có số trẻ nhập viện cao hơn cùng kỳ so với những năm trước.
     Trẻ em, nhất là trẻ em mới ra viện có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và dễ bị tổn thương, do vậy nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm là khá cao nếu không có giải pháp phòng ngừa hiệu quả.
     Hơn hai năm qua, do điều kiện tình hình giãn cách xã hội, cách ly xã hội do dịch bệnh COVID-19, nên điều kiện tiếp xúc của trẻ với các tác nhân vi sinh vật gây bệnh giảm, trẻ ít mắc bệnh và chưa có kháng thể để bảo vệ đối với một số bệnh truyền nhiễm. Từ quý II/ 2022, khi tình hình giãn cách xã hội được nới rộng, điều kiện tiếp xúc của trẻ với các tác nhân vi sinh vật gây bệnh tăng lên, trẻ dễ mắc bệnh.
     Ba là, do vấn đề rối loạn miễn dịch và tổn thương sau khi bị COVID-19.
     COVID-19 được coi là một siêu kháng nguyên, sau khi nhiễm COVID-19 cơ thể đáp ứng miễn dịch rất mạnh. Có tác giả cho rằng, thời gian có rối loạn miễn dịch sau COVID-19 có thể từ 1- 9 năm.
     Theo Quyết định 2122/QĐ-BYT ngày 01/8/2022 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở người lớn; Quyết định số 1856/QĐ-BYT ngày 05/7/2022 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em: Cơ chế bệnh sinh hậu COVID-19 có giả thuyết gồm 3 cơ chế: (1) Sự xâm nhập trực tiếp của vi-rút vào tế bào cơ thể người thông qua thụ thể của men chuyển hóa angiotensin 2 (ACE2) đã gây ra vô số tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng của tế bào mang thụ thể ACE2 ở hàng loạt các hệ thống cơ quan như: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp, da lông … (2) Phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trong quá trình chống lại sự xâm nhập và phát triển của vi-rút, biểu hiện bằng hội chứng “Cơn bão cytokine” gây bệnh cảnh nặng, tổn hại đa cơ quan trong đợt bệnh cấp. (3) Di chứng bệnh nặng trong giai đoạn cấp, biến chứng do nằm viện lâu ngày và những yếu tố tâm lý, xã hội tiêu cực từ đại dịch.
     Rối loạn miễn dịch và tổn thương sau khi bị COVID-19 là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với con người nói chung và đối với trẻ em nói riêng.
     Làm thế nào để giảm thiểu trẻ em mới ra viện lại phải quay trở lại bệnh viện để tiếp tục điều trị?
* Đối với thầy thuốc
     Căn cứ tình trạng bệnh của người bệnh để kê đơn thuốc cho trẻ tiếp tục điều trị tại nhà. Cân nhắc việc chỉ định các thuốc tăng cường miễn dịch phù hợp cho trẻ nếu thấy cần thiết.
     Tư vấn, hướng dẫn chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ tại nhà; Hướng dẫn phát hiện sớm các dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để phòng ngừa tình trạng bệnh diễn biến nặng.
* Đối với gia đình người bệnh:
     Thực hiện đầy đủ việc điều trị, chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của thầy thuốc.
     Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng các biện pháp như sau:
(1) Đảm bảo chế độ ăn uống đủ lượng, đủ chất. Chú ý cho trẻ ăn các thực phẩm giàu các chất liên quan đến hoạt động của hàng rào miễn dịch của trẻ như: Vitamin nhóm C, D, A, kẽm, sắt, các protein và selen. Trẻ đang bú mẹ tiếp tục tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ.
(2) Cho trẻ ngủ đủ giấc. Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày cần ngủ từ 18 giờ đến 20 giờ. Đối với trẻ em mới biết đi thì cần ngủ đủ từ 12 đến 13 giờ. Đối với trẻ học mẫu giáo thì mỗi ngày cần ngủ đủ 10 giờ. 
(3) Cho trẻ vận động phù hợp với lứa tuổi. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ; Mặc quần áo ấm, rộng nhất là khi đi ngủ hoặc ra đường...
(4) Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch.
(5) Khi trẻ có một trong các dấu hiệu bất thường: Sốt lại, mệt mỏi, ăn uống kém, giảm cân hoặc không tăng cân, ho nhiều, khó thở, phân lỏng nhiều nước, phân máu... thì đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Tác giả bài viết: Việt Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay6,691
  • Tháng hiện tại207,722
  • Tổng lượt truy cập8,850,241
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây