Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

BỆNH KAWASAKI Ở TRẺ EM LÀ BỆNH GÌ?

Thứ sáu - 15/11/2024 08:43 43 0
Bệnh Kawasaki thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có xu hướng gia tăng tại các nước phát triển và tần suất gặp nhiều hơn ở trẻ em Châu Á. Vậy, bệnh Kawasaki là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
BỆNH KAWASAKI  Ở TRẺ EM LÀ BỆNH GÌ?
1. Bệnh Kawasaki là gì?

Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi. Biểu hiện và biến chứng hay gặp của bệnh là viêm tim, phình giãn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim và suy vành mạn tính về sau.

2. Nguyên nhân gây bệnh Kawasaki ở trẻ em là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh Kawasaki vẫn chưa được xác định nhưng hướng nhiều đến bệnh có nguồn gốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc kết hợp với yếu tố môi trường và chủng tộc. Tác nhân nhiễm khuẩn được cho là vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, hoặc xoắn khuẩn hay chủng vi rút nào đó. Tác nhân không nhiễm khuẩn như thuốc sâu, kim loại nặng, các chất tẩy rửa hóa học.

Đến nay, vẫn chưa có một bằng chứng xác thực nào cho thấy bệnh này lây truyền.

3. Triệu chứng của bệnh Kawasaki là gì?

  • Sốt: Sốt kéo dài (ít nhất 5 ngày), sốt cao > 39 độ C, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt. Sốt thường kèm theo trẻ mè nheo, cáu kỉnh, đôi khi ngủ lịm hoặc đau bụng từng cơn.
  • Viêm kết mạc mắt thường xuất hiện ngày một hoặc hai của bệnh, thường không tăng xuất tiết dịch.
  • Ban dát đỏ: đa hình thái, ban có thể mày đay, ban sẩn, hồng ban đa dạng hoặc dạng tinh hồng nhiệt.
  • Nhiễm trùng vùng hầu họng: môi khô, đỏ, nứt nẻ; lưỡi dâu tây.
  • Ban đỏ hoặc đổi màu tím-đỏ và phù các mức độ khác nhau của lòng bàn tay và lòng bàn chân thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 3 đến thứ 5. Mặc dù phù nề có thể nhẹ, nhưng thường căng, cứng và không ngứa. Bong da quanh móng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, tầng sinh môn thường xuất hiện từ ngày thứ 10.
  • Hạch cổ phì đại thường không đặc hiệu.

4. Bệnh Kawasaki có nguy hiểm không?

Các biến chứng có thể

  • Thương tổn động mạch vành: Là biểu hiện vừa là biến chứng hiểm nghèo của bệnh, gặp khoảng một phần ba số trường hợp không hoặc điều trị muộn. Chia 5 mức tùy theo có giãn hay không, mức độ phình giãn, hẹp tắc và sự phục hồi .
  • Các biến chứng tim mạch khác: Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân chính gây tử vong. Kawasaki có thể gây xơ chun nội mạc, cơ tim dãn, suy cơ tim, bệnh van tim. Hoặc gây tổn thương mạch máu khác như hẹp giãn động mạch thận, động mạch chậu, mạch quai chủ và các mạch tạng khác.
  • Các biến chứng ngoài tim: Tuy hiếm gặp, Kawasaki có thể gây liệt mặt, liệt nửa người, huyết khối hoặc nhũn não, điếc hoặc giảm thính lực, viêm xơ thận.

5. Điều trị bệnh Kawasaki như thế nào?

Trẻ khi được chẩn đoán Kawasaki sẽ được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.

Aspirin: chống viêm và ngưng tập tiểu cầu.

Immunoglobulin tĩnh mạch (IVIG): Giúp thuyên giảm triệu chứng và hạn chế thương tổn ĐMV nếu dùng sớm.

IVIG được chỉ định khi xác định chẩn đoán bệnh. Nên dùng sớm trong 10 ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên trước 5 ngày dễ mất triệu chứng và tăng tỷ lệ kháng thuốc. Trường hợp phát hiện muộn (sau 10 ngày) còn sốt hoặc có thương tổn ĐMV trên siêu âm tim và tăng phản ứng viêm vẫn chỉ định IVIG.

Phòng ngừa và điều trị huyết khối: trong biến chứng phình động mạch vành.

Warfarin liều nạp 0.2mg/kg/ngày sau đó duy trì 0.1mg/kg/ngày. Hiệu chỉnh liều duy trì INR ở mức 2-3.

Bệnh viện nhi Thái Bình có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị y tế đầy đủ để chẩn đoán và điều trị bệnh lý táo bón, để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline  1900888662 để được hỗ trợ.

Nguồn tin:

 [1]: Quyết định 3312/QĐ-BYT, ngày 07/8/2015 Về việc ban hành Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị một số bệnh  thường gặp ở trẻ em, trang 311

Tác giả bài viết: Phòng KHTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay6,496
  • Tháng hiện tại207,527
  • Tổng lượt truy cập8,850,046
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây