Pacs Tracuupacs khao sat y kien bn noi tru khao sat y kien benh nhan ngoai tru tai lieu danh gia chat luong patien

DỊ ỨNG THỨC ĂN Ở TRẺ

Thứ năm - 19/12/2024 13:33 8 0
Dị ứng thức ăn là gì?Dị ứng thức ăn là triệu chứng của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với những thực phẩm không hợp với cơ thể. Ở những trẻ có cơ địa dị ứng – là những trẻ thường có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường.
DỊ ỨNG THỨC ĂN Ở TRẺ

1. Dị ứng thức ăn là triệu chứng của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với những thực phẩm không hợp với cơ thể. Ở những trẻ có cơ địa dị ứng – là những trẻ thường có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường. Các kháng thể IgE còn gọi là kháng thể gây dị ứng bám trên bề mặt tế bào bạch cầu có tên là mastocyte còn gọi là dưỡng bào, chứa nhiều túi nhỏ bên trong có nhiều hóa chất trung gian như histamine, serotonin,… Trong thức ăn có những protein “lạ” là những dị nguyên (allergen) khi hấp thu vào máu, gắn vào kháng thể IgE kích thích dưỡng bào phóng thích các túi chứa histamin, serotonin,… đi vào trong máu, gây ra triệu chứng dị ứng như ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở, và thậm chí là gây sốc.
 


2. Biểu hiện của trẻ khi bị dị ứng thức ăn:

Triệu chứng dị ứng thức ăn qua trung gian IgE thường xuất hiện sau ăn khoảng vài phút đến dưới 1h.

- Triệu chứng ở da là phổ biến nhất như: mày đay, ban đỏ, phù mạch.

- Triệu chứng tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy, trào ngƣợc dạ dày- thực quản.

- Các biểu hiện hô hấp: ho, khò khè, khó thở, viêm mũi dị ứng, cơn hen cấp.

- Shock phản vệ có thể xảy ra nhưng hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng dị ứng protein sữa bò biểu hiện ở các cơ quan: tiêu hóa, hô hấp và da. Phát ban là triệu chứng thƣờng gặp nhất, tiếp theo là nôn, hiếm gặp shock phản vệ. Kiểu phản ứng tức thì (qua trung gian IgE) chiếm đa số các trường hợp.

Dị ứng thức ăn không qua trung gian IgE: hầu hết biểu hiện ở dạ dày- ruột nhưng không xảy ra ngay mà phát triển tăng dần qua nhiều ngày. Các hội chứng thường gặp ở trẻ nhỏ là viêm ruột non- ruột già hoặc viêm ruột do sữa. Trẻ lớn có thể gặp viêm dạ dày - ruột hay viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan.

3. Những thực phẩm nào hay gây dị ứng cho trẻ?

Sữa bò, trứng, long trắng trứng, bột mỳ, lạc, đồ hải sản là những nguyên nhân thường gặp gây dị ứng thức ăn ở trẻ em và người lớn (khoảng 90% trường hợp).

 

Các thức ăn nên tránh
Có một số loại thức ăn bạn nên tránh cho em bé ăn trước một độ tuổi nhất định, để tránh làm tăng nguy cơ bị dị ứng khi mà hệ miễn dịch của bé còn đang phát triển:
Gluten (trước 6 tháng): có trong hạt ngũ cốc như: lúa mì, mạch đen, lúa mạch và yến mạch. Bạn nên tránh cho em bé ăn các thứ này trong 6 tháng đầu. Hãy xem kỹ các nhãn thức ăn có ghi dòng chữ “không chứa gluten”.
Cá (trước 6 tháng): cá có thể gây dị ứng ở một số trẻ, cho nên tốt nhất là không cho em bé của bạn ăn cá trước khi bé được 6 tháng tuổi. Khi em bé đã được 6 tháng tuổi thì cá có thể là một phần của chế độ ăn cân bằng.
Đậu phộng và các thức chứa đậu phộng: là món ăn không nên cho em bé trong gia đình có tiền sử bị dị ứng ăn cho đến khi em bé ít nhất được 3 tuổi. Nếu không có vấn đề gì khác thì các em bé có thể ăn các loại thức ăn trên từ 6 tháng tuổi trở lên.

4. Các xét nghiệm để chẩn đoán trẻ dị ứng với thức ăn

- Test lẩy da với dị nguyên thức ăn nghi ngờ (dị ứng qua trung gian IgE).

- Test áp với thức ăn nghi ngờ (dị ứng không qua trung gian IgE)

- Định lượng IgE đặc hiệu với thức ăn nghi ngờ.

- Test thử thách: ăn thử các thức ăn nghi ngờ dị ứng theo phương pháp mở hoặc mù đơn, mù đôi. Test này có giá trị chẩn đoán xác định dị ứng thức ăn, nhưng không áp dụng với những trẻ có tiền sử shock phản vệ hoặc phản ứng da nặng như Steven-Johnson do thức ăn.

5. Làm gì khi trẻ bị dị ứng thức ăn?

Khi nghi trẻ bị dị ứng thức ăn thì đưa trẻ đi bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý. Mỗi sản phẩm ăn uống đều có dán nhãn thành phần thức ăn nên phụ huynh dễ dàng hơn khi quyết định có thể và không thể cho con ăn cái gì.
Tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn có thể kéo dài hay tái phát làm cha mẹ của trẻ lo lắng nên cần nghe tư vấn từ một chuyên gia dinh dưỡng hoặc một bác sĩ nhi khoa.
Gia đình nên lưu ý, để ý xem mỗi lần con em mình dị ứng thì các cháu đã dùng thức ăn gì trong mấy ngày qua, từ đó “cắt nguồn dị nguyên” có thể để trẻ không bị dị ứng tái phát.
Một số trung tâm xét nghiệm có bộ kit làm thử nghiệm lẩy da (skin prick test) hoặc xét nghiệm máu tìm các loại dị nguyên khác nhau trong đó có các dị nguyên thức ăn khác nhau, để biết trẻ bị dị ứng với những dị nguyên gì và tránh tiếp xúc với chúng.
Để điều trị triệu chứng dị ứng, các bác sĩ thường cho các thuốc kháng histamine có kèm hay không kèm thuốc corticoid dưới dạng uống hay bôi.
Tuyệt tối không tự ý mua sử dụng các thuốc trên mà phải theo kê toa và hướng dẫn của bác sĩ.

6. Làm cách nào để giảm nguy cơ dị ứng thức ăn cho trẻ

Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn tốt nhất ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là nên cho trẻ bú sữa mẹ trong tối thiểu 4 – 6 tháng đầu (không bú thêm sữa bột), vì nó làm giảm tối đa việc tiếp xúc với các protein lạ, giúp hoàn chỉnh lớp bảo vệ ở ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng (nhiễm trùng làm dị ứng dễ bùng phát). Ở những trẻ này, nên bắt đầu cho ăn thức ăn đặc sau 6 tháng và khởi đầu bằng: gạo, thịt heo, thịt gà, chuối, lê, rau quả và các loại dầu tinh chế (không còn protein để gây dị ứng).

Đối với trẻ có nguy cơ cao (tiền sử gia đình dị ứng) mà vì lí do nào đó không được bú mẹ khuyến cáo cho trẻ dùng sữa đạm thủy phân.

 

Bệnh viện nhi Thái Bình có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, trang thiết bị y tế đầy đủ, để khám, xử trí, điều trị khi trẻ bị dị ứng nói chung và dị ứng thức ăn nói riêng . Để đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm thông tin xin liên hệ hotline  1900888662 để được hỗ trợ.

Nguồn tin:

 [1]: Quyết định 3312/QĐ-BYT, ngày 07/8/2015 Về việc ban hành Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị một số bệnh  thường gặp ở trẻ em, trang 710.

Tác giả bài viết: Phòng KHTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT PHẦN MỀM & DV
qllichmo qllichtruc  lichcongtac

bieudokhambenh   gia bhyt Giá thuốc
 
giá vật tư y tế csgb dm dichvukythuat
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay2,425
  • Tháng hiện tại169,400
  • Tổng lượt truy cập8,811,919
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ Y tế
BHXHVN
cucquanlykcb
ubnd tinh
mạng văn phòng
Sở Y tế
bhxhtinh
icd9
icd10tra cứu thuốc
Bệnh viện Nhi TW
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây